ỨNG DỤNG NỘI SOI DẢI TẦN HẸP TRONG PHÁT HIỆN VÀ DỰ ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI KHOA NỘI SOI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN

Cao Hùng Phong1,, Trần Quốc Phú1, Cao Văn Viễn1, Nguyễn Phương Uyên1
1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến và tử vong cao. Nội soi đại trực tràng phát hiện và cắt bỏ polyp là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất, làm giảm 76 – 90% số ca ung thư đại trực tràng mới. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỉ lệ phát hiện polyp và các yếu tố liên quan qua nội soi đại trực tràng có NBI, mức độ tương hợp giữa bảng phân loại NICE và kết quả giải phẫu bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu các bệnh nhân được nội soi đại trực tràng có dải tần hẹp (NBI - Narrow - band imaging) về các yếu tố: Tỉ lệ phát hiện polyp, tuổi, giới tính, BMI, thói quen sinh hoạt, bệnh lý mãn tính, yếu tố gia đình, đặc điểm polyp, giải phẫu bệnh. Kết quả: 305 trường hợp nội soi đại tràng đủ tiêu chuẩn lấy mẫu. Tuổi trung bình là 50,07 (nhỏ nhất 16 tuổi – lớn nhất 84 tuổi), tỉ lệ nam nữ là 45,6/54,4. Tỉ lệ phát hiện polyp (PDR - polyp detection rate) là 38,4%, tỉ lệ phát hiện polyp tuyến (ADR - adenoma detection rate) là 18,7% tổng dân số lấy mẫu. Tuổi là yếu tố làm gia tăng PDR và ADR. Độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu khi sử dụng NBI và phân loại NICE trong dự đoán mô bệnh học lần lượt là 84,6%, 71,67%, 98,25%. Kết luận: Tỉ lệ có polyp và u tuyến trong nghiên cứu ở mức cao, tương đương với với số liệu các nước phương Tây và các nước có tỉ lệ cao ở châu Á. Tuổi là yếu tố làm gia tăng tỉ lệ có polyp và u tuyến. NBI có độ đặc hiệu cao trong dự đoán polyp tăng sản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Enezi SA, Alsurayei SA, Ismail AE, Aly NY, Ismail WA, Abou-Bakr AA (2010), Adenomatous colorectal polyps in patients referred for colonoscopy in a regional hospital in Kuwait. Saudi J Gastroenterol, 16, pp.188-193.
2. Aswakul P, Prachayakul V, Lohsiriwat V, Bunyaarunnate T, Kachintorn U (2012), Screening colonoscopy from a large single center of Thailand - something needs to be changed?. Asian Pac J Cancer Prev,13, pp.1361-1364.
3. Bafandeh Y, Daghestani D, Esmaili H (2005), Demographic and anatomical survey of colorectal polyps in an Iranian population. Asian Pac J Cancer Prev, 6, pp.537-540.
4. Barret M, Boustiere C, Canard JM, Arpurt JP, Bernardini D, Bulois P, et al. (2013), Factors associated with adenoma detection rate and diagnosis of polyps and colorectal cancer during colonoscopy in France: Results of a prospective, nationwide survey. PLoS One, 8, e68947.
5. Barbeiro S, Libânio D, Castro R, Dinis-Riberio M, Pimentel-Nunes P (2019), Narrow-Band Imaging: Clinical Application in Gastrointestinal Endoscopy. GE - Port J Gastroenterol, 26(1), pp.40-53.
6. Chung SJ, Kim YS, Yang SY, Song JH, Park MJ, Kim JS, et al. (2010), Prevalence and risk of colorectal adenoma in asymptomatic Koreans aged 40-49 years undergoing screening colonoscopy. J Gastroenterol Hepatol, 25, pp.519-525.
7. Hsu PK, Huang JY, Su WW, Wei JCC (2021), Type 2 diabetes and the risk of colorectal polyps. A retrospective nationwide population-based study. Medicine (Baltimore), 100(19), pp.25933.
8. Hewett DG, Tonya K, Yasushi S, Shinji T, Brian PS, Thierry P, et al. (2012), Validation of a Simple Classification System for Endoscopic Diagnosis of Small Colorectal Polyps Using Narrow-Band Imaging. Gastroenterology, 143(3), pp.599-607.
9. Lucendo AJ, Guagnozzi D, Angueira T, González-Castillo S, Fernández-Fuente M, et al (2013), The relationship between proximal and distal colonic adenomas: Is screening sigmoidoscopy enough in the presence of a changing epidemiology?. Eur J Gastroenterol Hepatol, 25, pp.973-980.
10. Leung WK, Tang V, Lui PC (2012), Detection rates of proximal or large serrated polyps in Chinese patients undergoing screening colonoscopy. J Dig Dis, 13, pp.466-471.
11. Neilson LJ, Matthew DR, Brian PS, Andrew P, Colin JR (2015), Assessment and Management of the Malignant Colorectal Polyp. Frontline Gastroenterology, 6(2), pp.117-126.
12. Ricci E, Hassan C, Petruzziello L, Bazzoli F, Repici A, Di Giulio E (2013), Inter-centre variability of the adenoma detection rate: A prospective, multicentre study. Dig Liver Dis, 45, pp.1022-1027.
13. Rajendra S, Ho JJ, Arokiasamy J (2005), Risk of colorectal adenomas in a multiethnic Asian patient population: Race does not matter. J Gastroenterol Hepatol, 20, pp.51-55
14. Vişovan II, Marcel T, Oliviu P, Lidia C, Alina T, The Role of Narrow Band Imaging in Colorectal Polyp Detection. Bosnian Journal of Basic Medical Sciences; 17(2), pp.152-158.
15. Winawer SJ, Zauber AG, Ho MN, O’Brien MJ, Gottlieb LS, et al (1993), Prevention of colorectal cancer by colonoscopic polypectomy. The National Polyp Study Workgroup. Nengl J Med, 329(27), pp.1977– https://doi.org/10.1056/NEJM199312303292701