ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN MỌC LỆCH BẰNG MÁY PIEZOTOME VÀ TAY KHOAN THẲNG

Vũ Đức Chí1,, Đỗ Thị Thảo2, Trịnh Minh Trí2
1 Bệnh viện Vũng Tàu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Có rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các thiết bị phẫu thuật dựa trên nguyên tắc áp điện và siêu âm đối với hàm trên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang và so sánh kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch bằng máy Piezotome và tay khoan thẳng tại Bệnh viện Vũng Tàu 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng trên 70 bệnh nhân được phẫu thuật nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch tại Bệnh viện Vũng Tàu, chia 2 nhóm sử dụng máy Piezotome và bằng tay khoan thẳng. Kết quả: Tuổi trung bình 2 nhóm là 43,97±15,42 và 43,89±14,75, nữ (65,7%), lý do vào viện thường gặp sưng đau (100%) và vắt thức ăn (57,14%), răng khôn mọc bên trái (64,3%). Về đặc điểm lâm sàng, đa số đau vừa và đau nhiều lúc đầu, sưng nề vùng răng nhưng thường không gây sưng nề vùng mặt và không sâu hoặc tiêu xương răng 7.Đa phần bệnh nhân có độ sâu của răng khôn theo Archer loại A (52,9%) và loại B (44,3%), hướng nghiêng theo  Shiller loại M (50%) và loại V (47,1%), tương quan với đáy xoang hàm trên theo Jung & Cho loại I (33,3%) và loại II (61,4%), độ khó của răng từ ít (57,1%) đến trung bình (40%) theo Carvalho RW. Về kết quả điều trị, đa phần không có biến chứng phẫu thuật, bệnh nhân sử dụng máy Piezotome giảm đau tốt hơn trong và sau nhổ răng, nhưng thời gian phẫu thuật lâu hơn. Kết luận: Bệnh nhân có sử dụng máy Piezotome giảm đau tốt hơn trong và sau nhổ răng, nhưng thời gian phẫu thuật lâu hơn. Piezotome là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân răng khôn kể cả hàm trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elsey M. Rock W. Influence of orthodontic treatment on development of third molars. The British journal of oral & maxillofacial surgery. 2000. 38(4), 350-353, doi:10.1054/bjom.2000.0307.
2. Pourmand P.P. Sigron G.R. Mache B. Stadlinger B. Locher M.C. The most common complications after wisdom-tooth removal: part 2: a retrospective study of 1,562 cases in the maxilla. Swiss Dent J. 2014. 124(10), 1047-51, doi:10.5167/UZH-102762.
3. Iwata E. Hasegawa T. Kobayashi M. et al. Can CT predict the development of oroantral fistula in patients undergoing maxillary third molar removal? Oral Maxillofac Surg. Mar 2021. 25(1), 7-17, doi:10.1007/s10006-020-00878-z.
4. Beriat GK. Beriat N. Yalcinkaya E. Ectopic molar tooth in the maxillary sinus: a case report. Clin Dent Res. 2011. 35(2), 35-40.
5. Nguyễn Quang Khải. Nguyễn Phú Thắng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng khôn hàm dưới mọc lệch theo Parant II. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520(2), doi:https://doi.org/10.51298/vmj.v520i2.4173.
6. Dodson T.B. Susarla S.M. Impacted wisdom teeth. BMJ Clin Evid. Aug 29 2014. 2014.
7. Yurdabakan Z.Z. Okumus O. Pekiner F.N. Evaluation of the maxillary third molars and maxillary sinus using cone-beam computed tomography. Niger J Clin Pract. Aug 2018. 21(8), 1050-1058, doi:10.4103/njcp.njcp_420_17.
8. Srivastava P. Shetty P. Shetty S. Comparison of surgical outcome after impacted third molar surgery using piezotome and a conventional rotary handpiece. Contemporary clinical dentistry.
2018. 9(Suppl 2), S318-S324, doi:10.4103/ccd.ccd_354_18.