ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM ABC TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Kha Hữu Nhân1,, Nguyễn Thị Diễm1, Bồ Kim Phương2, Trần Gia Bảo3, Trương Thị Khen3, Nguyễn Ngọc Trúc Phương4
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
4 Trường Đại học y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xuất huyết tiêu hóa trên là bệnh lý cấp cứu cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời trong đó tiên lượng bệnh là vấn đề quan trọng. Gần đây, thang điểm ABC được đưa ra với khả năng dự đoán tử vong 30 ngày ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị và ứng dụng thang điểm ABC để dự đoán tử vong trong thời gian nằm viện, 30 ngày và 60 ngày sau ra viện ở các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 173 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên điều trị tại khoa Tiêu hóa-Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Ra viện 97,7%, tử vong 2,3%. Bệnh nhân tử vong sau 30 ngày và 60 ngày lần lượt là 5,2% và 18,5%. Thang điểm ABC trung bình là 4,15±2,02, trong đó điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là 3 và 5 với 22,2%. Nhóm ABC <3 điểm, nhóm 4-7 điểm và nhóm >7 điểm tỷ lệ tử vong nội viện, 30, 60 ngày lần lượt là 1,4%, 2,9% và 8,6%; 0%, 4,3% và 22,8% và 27,3%, 27,3% và 45,5%. Đánh giá thang điểm ABC và tử vong nội viện AUC là 0,768 (0,411-1,0), điểm cắt là 8 có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 95,3%. Đánh giá thang điểm ABC và tử vong sau 30 ngày AUC là 0,655 (0,463-0,846), điểm cắt là 7 có độ nhạy 33% và độ đặc hiệu 95,1%. Đánh giá thang điểm ABC và tử vong sau 60 ngày AUC là 0,699 (0,601-0,797), điểm cắt là 4 có độ nhạy 81% và độ đặc hiệu 55%. Kết luận: Thang điểm ABC có khả năng dự đoán tử vong nội viện tốt hơn tử vong 30 ngày, 60 ngày sau ra viện.

Chi tiết bài viết

Author Biographies

TS Nguyễn Thị Diễm, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Giảng viên Bộ môn Nội - Khoa Y - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

BSCKII Bồ Kim Phương, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ

Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng

BS Trần Gia Bảo, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Bác sĩ điều trị

CNĐD Trương Thị Khen, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Điều dưỡng trưởng khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng

DS Nguyễn Ngọc Trúc Phương, Trường Đại học y Dược Cần Thơ

Thư ký bộ môn

Tài liệu tham khảo

1. Rita JR, Jose MLT, Manuel LV, et al. Performance of the new ABC and MAP(ASH) scores in the prediction of relevant outcomes in upper gastrointestinal bleeding. Journal of clinical medicine. 2023. 12(1085):1-11. Doi.org/10.3390/jcm12031085.
2. Laursen BS, Oakland K, Laine L, et al. ABC score: a new risk score that accurately predicts mortality in acute upper and lower gastrointestinal bleeding: an international multicenter study. Gut. 2020. 0:1-10. Doi:10.1136/gutinl-2019-320002.
3. Chang A, Ouejiaraphant C, Akarapatima K, et al. Prospective comparison of the AIMS65 score, Glasgow – Blatchford score for predicting clinical outcomes in patients with variceal and nonvariceal upper gastrointestinal bleeding. Clinical endoscopy. 2021. 54: 211-221. Doi.org/10.5946/ce.2020.068.
4. Li Y, Lu Q, Wu K, et al. Evaluation of six preendoscopy scoring systems to predict outcomes for older adults with upper gastrointestinal bleeding. Hindawi. 2022. vol 2022, 1-8. Doi.org/10.1155/2022/9334866.
5. Gu L, Xu F, Yuan J. Comparison of AIMS65, Glasgow-Blatchford and Rockall scoring approaches in predicting the risk of in-hospital death among emergency hospitalized patients with upper gastrointestinal bleeding: a retrospective observational study in Najing Chiana. BMC gastroenterology. 2018. 18:98, 1-8, Doi.org/10.1186/s12876-018-0828-5.
6. Maharjan K, Mandal KR, Shrestha SS. Clinical application of AIMS65 score to predict outcome in patients with acute upper gastrointestinal bleeding. NMMJ. 2021. vol 2(2):77-81.
7. Đào Xuân Lãm, Trần Xuân Linh, Bùi Nhuận Quý và cs. Nhận xét thang điểm Rockall và Blatchford trong việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên. Y học TP Hồ Chí Minh. 2010. 14(2): 8-14.
8. Shilpakar O, Prasad NP, Maharjan KR. Analysis of clinical Rockall score in patients with acute upper gastrointestinal bleeding in the emergency services of a tertiary hospital. Nepal Med j . 2018. 01(1), 40-5.
9. Abhijnya KR, Srikanth N and Vinay R. A comparative analysis of risk scoring systems in predicting clinical outcomes in upper gastrointestinal bleed. Cureus. 2022. 14(7), e26669, Doi:
10.7759/cureus.26669.
10. Sasaki Y, Abe T, Kawamura N, et al. Prediction of the need for emergency endoscopic treatment for upper gastrointestinal bleeding and new score model: a retrospective study. BMC gastroenterology. 2022. 22:237. Doi.org/10.1186/s12876-022-02413-8.
11. Frias-Ordonez SJ, Arjona-Granados AD, Urrego-Diaz AJ, et al. Validation of the Rockall score in upper gastrointestinal tract bleeding in a Colombian tertiary hospital. Arq Gastroenterol. 2021. 59(1):80-88. Doi.org/10.1590/S0004-202200001-15.
12. Mokhtare M, Bozorgi V, Agah M, et al. Comparison of Glasgow-Blatchford score and full Rockall score systems to predict clinical outcomes in patients with upper gastrointestinal bleeding. Clinical and experimental gastroenterology. 2016. 9:337-343. Doi.org/10.2147/CEG.S114860.
13. Saade CM, Kerbage A, Jabak S, et al. Validation of the new ABC score for predicting 30-day mortality in gastrointestinal bleeding. BMC Gastroenterology. 2022. 22:301: 1-6. Doi.org/10.1186/s12876-022-02374-y.
14. Liu S, Zhang X, Walline HJ, et al. Comparing the performance of the ABC, AIMS65, GBS, and pRS scores in predicting 90-day mortality or rebleeding among emergency department patients with acute upper gastrointestinal bleeding: a prospective multicenter study. Journal of translation internal medicine. 2021. vol 9(2), 114-122. Doi: 10.2478/jtim-2021-0026.