NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đứng hàng thứ tư. Suy dinh dưỡng (SDD) chiếm tỷ lệ khá cao ở người BPTNMT và được coi là bệnh đồng mắc với BPTNMT. SDD chiếm tỷ lệ 30-60% số người bệnh điều trị nội trú, 20-40% người bệnh điều trị ngoại trú. Người BPTNMT kèm theo SDD dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng số lần nhập viện và kéo dài thời gian nằm viện vì đợt cấp, tăng nguy cơ điều trị thất bại dẫn đến tử vong trong bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh tử vong do thiếu cân cao hơn so với người bệnh có cân nặng bình thường và thừa cân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình hình suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trên bệnh nhân BPTNMT tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 444 bệnh nhân mắc BPTNMT từ 03/2021 đến 03/2022. Kết quả: Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân mắc BPTNMT là 17,3%. Yếu tố liên quan đến tình trạng SDD bao gồm: Tình trạng kinh tế (nghèo, cận nghèo) (OR=2,026, KTC 95%: 1,090-3,766, p=0,026) có hút thuốc lá (OR=2,742, KTC 95%: 1,522-4,942,p=0,001), ảnh hưởng của bệnh (OR=2,555, KTC 95%: 1,032-6,325, p=0,043), số đợt cấp của bệnh (OR=2,174, KTC 95%: 1,267-3,729, p=0,005) và thời gian mắc bệnh (OR=5,702, KTC 95%: 2,656-12,242, p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân mắc BPTNMT khá cao. Một số yếu tố liên quan bao gồm: Tình trạng kinh tế nghèo, có hút thuốc lá, ảnh hưởng của bệnh, số đợt cấp của bệnh. Cần chú trọng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp, tăng cường kiến thức, nâng cao ý thức của người dân về phòng chống SDD trên bệnh nhân mắc BPTNMT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy dinh dưỡng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Bộ y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hà Nội.
3. Lê Nhật Huy (2020), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An, Luận văn tốt nghiệp Tiến sĩ Y học, chuyên ngành Nội Hô hấp, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Đỗ Nam Khánh , Phạm Thị Mai Ngọc , Chu Hải Đăng , Nguyễn Thị Thu Liễu, Đỗ Mạnh Cầm , Vũ Văn Thành , Nguyễn Viết Nhung (2021), Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh Viện Phổi Trung Ương năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam 508, tháng 11, Số 1, năm 2021, tr. 55-58.
5. Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2018), Thực trạng dinh dưỡng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại bệnh viện phổi Thái Bình năm 2017,Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 3, số 4, năm 2017, tr. 27-33.
6. Lê Thị Mỹ Linh (2021), “Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch”, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tạp chí Y học TP.HCM, 25, Số 2, năm 2021, tr. 148-152.
7. Tạ Bá Thắng, Nguyễn Đình Luân, Đào Ngọc Bằng (2021), Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt cấp, Tạp chí Y học Việt Nam 505, Tháng 8, Số 1, 2021, tr. 147-151.
8. Thủ Tướng Chính Phủ (2021), Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội.
9. Global Initiative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease (GOLD) (2020). Global stratery for the Diagnosis, Management, and prevention of COPD.
10. Global Initiative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease (GOLD) (2021). Global stratery for the Diagnosis, Management, and prevention of COPD.
11. IDI &WPRO. (2000). The Asia-Pacific perspective: Redefining Obesity and its treatment. Health Communications Australia Pty Limited, February 2000.
12. WHO (2000). Obesity: preventing and managing the global epidemic. Report of WHO Consultation, Geneva.