XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG LO ÂU, TRẦM CẢM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÔ LẬP

Võ Thuý An1, Nguyễn Lan Thuỳ Ty1,, Nguyễn Thị Linh Tuyền1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cách ly xã hội ở chuột là một trong các biện pháp tạo tình trạng áp lực căng thẳng dưới sự thay đổi đặc tính sinh sống của loài; từ đó gây ra các biểu hiện tượng tự rối loạn lo âu, trầm cảm. Xây dựng mô hình mô phỏng lo âu, trầm cảm trên chuột có thể phục vụ cho các nghiên cứu dược lý như đánh giá tác dụng của thuốc hoặc trị liệu mới. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các điều kiện thiết lập mô hình mô phỏng lo âu, trầm cảm trên chuột nhắt và đánh giá tác dụng của mô hình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss albino, giống đực, 5 – 6 tuần tuổi, trọng lượng 20 ± 2g được nuôi cô lập mỗi con riêng hoặc theo bầy 5 con một lồng. Các điều kiện môi trường nuôi nhốt khác đều tương đồng. Sau mỗi 7 ngày, thử nghiệm bơi gắng sức, treo đuôi và các thử nghiệm vận động trục quay, hoạt tính vận động tự nhiên được thực hiện. Kết quả: Sau 4 tuần cô lập, chuột có biểu hiện của trạng thái lo âu, trầm cảm với thời gian bất động tăng có ý nghĩa trong thử nghiệm bơi gắng sức và treo đuôi ở nhóm nuôi cô lập so với nhóm chứng. Sự giảm hoạt động vận động ở nhóm nuôi riêng biệt biểu hiện qua sự giảm thời gian bám trên trục quay và thời gian di chuyển ở máy đo hoạt tính vận động tự nhiên. Điều trị bằng diazepam cải thiện các biểu hiện này về trạng thái tương tự ở nhóm chứng. Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình mô phỏng lo âu, trầm cảm trên chuột và tác dụng của mô hình được chứng minh khi điều trị với diazepam. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association. Diagnostic and statistical manual of mental disorders 5th edition: DSM-5. American Psychiatric Publishing. 2013. 189-195.
2. World Health Organization. Anxiety disorders. Accessed April 25. 2024. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/anxiety-disorders.
3. Watanabe, S., Al Omran, A., Shao, A. S., & Liang, J. Social Isolation Model: A Noninvasive Rodent Model of Stress and Anxiety. JoVE (Journal of Visualized Experiments). 2022. (189), e64567, doi:10.3791/64567.
4. Lim, D. W., Yoo, G., & Lee, C. Dried Loquat Fruit Extract Containing Chlorogenic Acid Prevents Depressive-like Behaviors Induced by Repeated Corticosteroid Injections in Mice. Molecules. 2023. 28(14), 5612, https://doi.org/10.3390/molecules28145612.
5. Magalhães, D. M., Mampay, M., Sebastião, A. M., Sheridan, G. K., & Valente, C. A. Agerelated impact of social isolation in mice: Young vs middle-aged. Neurochemistry International. 2024. 174, 105678, https://doi.org/10.1016/j.neuint.2024.105678.
6. Porsolt, R. D., Anton, G., Blavet, N., & Jalfre, M. Behavioural despair in rats: a new model sensitive to antidepressant treatments. European journal of pharmacology. 1978. 47(4), 379391, https://doi.org/10.1016/0014-2999(78)90118-8.
7. Steru, L., Chermat, R., Thierry, B., & Simon, P. The tail suspension test: a new method for screening antidepressants in mice. Psychopharmacology. 1985. 85, 367-370, doi: 10.1007/BF00428203.
8. Shiotsuki, H., Yoshimi, K., Shimo, Y., Funayama, M., Takamatsu, Y., Ikeda, K., ... & Hattori, N. A rotarod test for evaluation of motor skill learning. Journal of neuroscience methods. 2010. 189(2), 180-185, https://doi.org/10.1016/j.jneumeth.2010.03.026.
9. Obese, E., Ameyaw, E. O., Biney, R. P., Adakudugu, E. A., & Woode, E. Neuropharmacological assessment of the hydroethanolic leaf extract of Calotropis procera (Ait). R. Br.(Apocynaceae) in mice. Scientifica. 2021. 2021, 10, https://doi.org/10.1155/2021/5551380.
10. Liu, W. Z., Zhang, W. H., Zheng, Z. H., Zou, J. X., Liu, X. X., Huang, S. H., ... & Pan, B. X. Identification of a prefrontal cortex-to-amygdala pathway for chronic stress-induced anxiety. Nature communications. 2020. 11(1), 2221, https://doi.org/10.1038/s41467-020-15920-7.
11. Zheng, Z. H., Tu, J. L., Li, X. H., Hua, Q., Liu, W. Z., Liu, Y., ... & Zhang, W. H. Neuroinflammation induces anxiety-and depressive-like behavior by modulating neuronal plasticity in the basolateral amygdala. Brain, behavior, and immunity. 2021. 91, 505-518, https://doi.org/10.1016/j.bbi.2020.11.007.
12. Matsumoto, K., Pinna, G., Puia, G., Guidotti, A., & Costa, E. Social isolation stress-induced aggression in mice: a model to study the pharmacology of neurosteroidogenesis. Stress. 2005. 8(2), 85-93, https://doi.org/10.1080/10253890500159022.