NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ BỆNH VẢY NẾN MỨC ĐỘ NHẸ, TRUNG BÌNH BẰNG CALCIPOTRIOL VỚI KEM E-PSORA (PHAs, JOJOBA OIL, VITAMIN E) TẠI CẦN THƠ NĂM 2022 – 2024

Trần Phương Quyên1,, Huỳnh Văn Bá2, Huỳnh Văn Sang2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến là một bệnh lý mạn tính của da, việc có nhiều lựa chọn điều trị bằng thuốc bôi khác nhau cho bệnh nhân cũng mang đến những kết quả điều trị khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến; 2. So sánh kết quả điều trị tại chỗ bệnh bằng Calcipotriol so với E-PSORA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp có đối chứng trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến đang điều trị tại Cần Thơ 6/2022 – 3/2024. Kết quả: Độ tuổi khởi phát trung bình là 41,1. Vị trí thương tổn thường gặp nhất là đầu cổ và chi trên. Triệu chứng ngứa chiếm đa số. Trung bình BSA là 8,8, nhóm BSA nhẹ có tỷ lệ cao nhất. Tính theo chỉ số PASI: đa số ở mức độ nhẹ. Nhóm điều trị với E-PSORA có tỷ lệ bệnh nhân đạt PASI 50, PASI75 ở tuần 6 (73,9%, 34,7%) cao hơn so với nhóm điều trị với Calcipotriol (45,5%, 18,2%). Đồng thời, tác dụng phụ của nhóm E-PSORA cũng ít hơn so với nhóm Calcipotriol (p<0,05). Kết luận: Bệnh vảy nến có triệu chứng ngứa chiếm đa số. Vị trí thương tổn thường gặp nhất là đầu cổ. Việc sử dụng E-PSORA là một phương pháp điều trị tại chỗ an toàn và hiệu quả, làm giảm đáng kể hoạt động của bệnh vẩy nến nhanh hơn so với điều trị bằng Calcipotriol.             

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alora-Palli MB, Perkins AC, Van Cott A, Kimball AB. Efficacy and tolerability of a cosmetically acceptable coal tar solution in the treatment of moderate plaque psoriasis: a controlled comparison with calcipotriene (calcipotriol) cream. Am J Clin Dermatol. 2010. 11(4), 275-83, doi: 10.2165/11530380-000000000-00000.
2. Nguyễn Minh Đấu và Huỳnh Văn Bá. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ và Viện Nghiên Cứu Da Thẩm Mỹ Quốc Tế FOB năm 2022-202. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 61, 163-168. https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1430.
3. Nguyễn Trọng Hào và Trần Hậu Khang. Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến", Tạp chí Y học Thực hành. 2016. số 11/2013, trang 30-31.
4. Nguyễn Thị Thảo My. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-PSORA (PHA, Jojoba oil, Vitamin E) trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ và Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
5. Trương Lê Anh Tuấn và Lê Ngọc Diệp. Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa. 2012. 268-274.
6. Lê Minh Phúc & Nguyễn Tất Thắng. Nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2012. 16(1), 260-268.
7. Nguyễn Thị Hoài Thương, Kết quả điều trị bệnh vảy nến thể mảng mức độ nhẹ bằng betamethasone, calcipotriol kết hợp với bộ sản phẩm Sorion. Da liễu học, 2023.
8. Choonhakarn C, Busaracome P, Sripanidkulchai B, Sarakarn P. A prospective, randomized clinical trial comparing topical aloe vera with 0.1% triamcinolone acetonide in mild to moderate plaque psoriasis. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2010 Feb. 24(2), 168-72, doi: 10.1111/j.1468-3083.2009.03377.x.
9. Lademann J, Mansouri P et al. In vivo Skin Penetration, Radical Protection, and Structural Changes after Topical Application of a Herbal Oil Cream Compared to Topical Calcipotriol in Mild to Moderate Psoriasis. Skin Pharmacol Physiol. 2021. 34(6), 337-350, doi: 10.1159/000518970.
10. Wollina U, França K, Lotti T, Tirant M. Adjuvant treatment of chronic plaque psoriasis in adults by a herbal combination: Open German trial and review of the literature. Dermatol Ther. 2020 33(4):e12624. doi: 10.1111/dth.12624.