ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Võ Văn Thi1, Nguyễn Hữu Danh1, Trương Lê Trung1, Lê Quốc Tuấn1, Lương Nguyễn Phương Ngân1, Trương Thành Phát1, Châu Thị Thanh Xuân1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Động kinh là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi các cơn co giật tái phát, thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em và có tầm quan trọng đặc biệt do tỷ lệ mắc cao, hàng năm ở các nước đang phát triển nói riêng có khoảng 1,12 triệu trẻ em mắc bệnh còn trên toàn thế giới nói chung có đến khoảng 65 triệu người. Biểu hiện lâm sàng của động kinh rất đa dạng và phức tạp, hậu quả mà động kinh để lại ảnh hưởng không nhỏ cả về mặt vận động và tinh thần của trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 90 bệnh nhi được chẩn đoán động kinh và đang điều trị động kinh từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024. Kết quả: Nhóm tuổi tái phát vào viện chủ yếu là nhóm trên 6 tuổi chiếm tỷ lệ 51,1%, trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam với tỷ lệ 55,6%. Phần lớn trẻ không có tiền sử gia đình về động kinh, chậm phát triển vận động, tinh thần và ngôn ngữ. Nhóm tuổi khởi phát cơn động kinh gặp nhiều nhất là nhóm <6 tuổi với 66,7%. Trẻ động kinh có tần suất xuất hiện cơn là cơn thưa chiếm ưu thế với 77,8 % và hầu hết trẻ có kiểu khởi phát cơn không vận động chiếm 64,4%. Động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,9%. Đa số cơn động kinh đầu tiên thuộc loại cơn toàn thể chiếm 77,8 %, trong các cơn động kinh cục bộ thì cơn cục bộ đơn giản chiếm tỷ lệ cao nhất 16,7%. Kết luận: Động kinh toàn thể chiếm phần lớn trong các đối tượng nghiên cứu, lứa tuổi khởi phát cơn đầu tiên đa phần là dưới 6 tuổi, trong đó tần suất xuất hiện cơn động kinh chủ yếu là cơn thưa và kiểu khởi phát cơn ở hầu hết các trẻ là cơn không vận động. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đức Anh, Đào Thị Nguyệt & Nguyễn Thị Thanh Mai. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 516(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v516i2.3085.
2. Đặng Anh Tuấn. Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018. 172
3. Fisher FS, Cross JH, DH’Souza C, French JA, Haut SR, et al. Instruction manual for the ILEA 2017 operational classification of seizure types. Epilepsia. 2017. 58(4), 531 – 542, https://doi.org/10.1111/epi.13671.
4. Ngô Anh Vinh, Hồ Đăng Mười. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng động kinh kháng thuốc ở trẻ em tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Sản nhi Nghệ An năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020. 527(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v527i2.5842.
5. Đồng Thị Hằng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng điều trị động kinh trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Trường Đại học Y Hà Nội. 2023.
6. Đào Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Mai & Phạm Phạm Thị Bình. Yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ bị động kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp Chí Nghiên cứu Y học. 2022. 149(1), 222 – 228, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v149i1.430.
7. Aaberg, Kari Modalsli, et al. Incidence and prevalence of childhood epilepsy: a nationwide cohort study. Pediatrics. 2017. 139.5, https://doi.org/10.1542/peds.2016-3908.
8. Nguyễn Thị Thuỳ Vân. Đặc điểm lâm sàng và di truyền ở trẻ mắc các hội chứng động kinh trong giai đoạn nhũ nhi. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2022. 198.
9. Nguyễn Bích Y Linh. Đặc điểm phát triển tâm vận của trẻ động kinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2022. 126.
10. Nguyễn Thuỵ Minh Thư. Mức độ khả thi, an toàn và hiệu quả của chế độ ăn Ketogenic trên bệnh nhân động kinh kháng thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 162.
11. Tôn Nữ Vân Anh, Dương Thị Mỹ Linh. Tìm hiểu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh học não của động kinh cục bộ trẻ em. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2021. 70, https://doi.org/10.38103/jcmhch.2021.70.13.
12. Scarpa P, Carassini B. Partial epilepsy in childhood: clinical and EEG study of 261 cases. Epilepsia. 1982. 23: 333-341, https://doi.org/10.1111/j.1528-1157.1982.tb06199.