THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA STREPTOCOCCUS MUTANS VÀ STREPTOCOCCUS SOBRINUS TRONG MẢNG BÁM RĂNG SÂU CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh sâu răng là gây mất răng, sức nhai kém, mất thẩm mỹ, ngoài ra còn là nguyên nhân của một số bệnh nội khoa. Tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học rất cao, trên 85%. Nguyên nhân chính do vi khuẩn nhóm Streptococcus trong mảng bám, trong đó Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus là vi khuẩn chính. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng sâu răng ở học sinh từ 6 đến 10 tuổi; Xác định tỷ lệ hiện diện vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus trong mảng bám răng sâu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 77 học sinh có sâu răng để làm Polymerase Chain Reaction, xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus. Kết quả: 100% đối tương nghiên cứu đều bị sâu răng, cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Trong đó, số học sinh bị sâu 5-10 răng sữa chiếm tỷ lệ cao nhất, 61%, tỷ lệ học sinh có trên 10 răng sữa bị tổn thương chiếm 11,7%. Số học sinh có từ 4 răng vĩnh viễn bị sâu là 75,3%. Về tỷ lệ hiện diện chỉ riêng vi khuẩn Streptococcus mutans, Streptococcus sobrinus, cả hai loài vi khuẩn trong mảng bám lần lượt là 88,3%; 2,6%; 3,9%. Kết luận: Số lượng học sinh bị sâu nhiều răng chiếm tỷ lệ rất cao, cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus liên quan mật thiết đến tỷ lệ sâu răng, cần các biện pháp can thiệp thay đổi màng sinh học tác động vào vi khuẩn nhằm giảm tỷ lệ sâu răng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sâu răng, răng sữa, răng vĩnh viễn, học sinh tiểu học, mảng bám, Streptococcus mutans, Streptococcus sobrinus
Tài liệu tham khảo
2. Nomura R, Matayoshi S, Otsugu M, Kitamura T, Teramoto N, Nakano K (2020). Contribution of Severe Dental Caries Induced by Streptococcus mutans to the Pathogenicity of Infective Endocarditis. Infection and immunity. 2020. 88(7), doi:10.1128/IAI.00897-19.
3. Radwan-Oczko M, Duś-Ilnicka I. Rheumatoid arthritis patients' oral health and disease activity. Int J Rheum Dis. 2019. 22(8), 1538-1543, doi: 10.1111/1756-185X.13590.
4. GBD 2019 Diseases and Injuries Collaborators. Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet. 2020. 396 (10258), 1204-1222, doi: 10.1016/S0140-6736(20)30925-9.
5. Vi Việt Cường, Phạm Quốc Hùng.Tình trạng sâu răng và nhu cầu điều trị ở trẻ 5, 12 tuổi dân tộc thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An năm 2015. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 510 (1), 157-160, https://doi.org/10.51298/vmj.v510i1.1921.
6. Baker JL, Faustoferri RC, Quivey RG, Jr. Acid-adaptive mechanisms of Streptococcus mutans-the more we know, the more we don't. Molecular oral microbiology. 2017. 32(2), 107-17, doi: 10.1111/omi.12162.
7. Nguyễn Tuyết Nhung, Nguyễn Trung Kiên và Trầm Kim Định. Tình hình sâu răng sớm ở trẻ 24-71 tháng tại các trường mầm non nội ô thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. (19), 29-36.
8. Nanik Zubaidah, Nur Dianawati, Rini Ridwan, Toshiro Shirakawa, Kuntaman Kuntaman, et al.The Clinical Pattern and Prevalence of Streptococcus mutans and Streptococcus sobrinus among Adult and Children Patients with Dental Caries, Pesquisa Brasileira em Odontopediatria e Clínica Integrada. 2022. 22 (10). DOI:10.1590/pboci.2022.029
9. Nguyễn Toàn Thắng. Sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 tại thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2018. Trường Đại học Y Tế Công Cộng, Hà Nội. 2018. 24. 10. Luis Carmona, Od, Niradiz Reyes, et al. Polymerase Chain Reaction for detection of Streptococcus mutans and Streptococcus sobrinus in dental plaque of children from Cartagena, Colombia. Colombia Medica. 2011. Colomb. Med, doi:10.25100/cm.v42i4.943.
11. Vũ Đình Tuyên, Lê Thị Trang, Hoàng Thị Thu Hà, et al. So sánh tỷ lệ nhiễm Streptococcus Mutans, Streptococcus Sobrinus ở học sinh lớp 1, 2 mắc sâu răng và không sâu răng tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Hải Dương, năm 2021. Tạp chí Y học Dự phòng. 2022. 32 (3 Phụ bản), 136-142, doi: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/667.
12. Singla.D, Sharma. A, Sachdev. V, et al. Distribution of Streptococcus mutans and Streptococcus sobrinus in Dental Plaque of Indian Pre-School Children Using PCR and SB-20M Agar Medium. J Clin Diagn Res. 2016. 10 (11), Zc60-zc63, doi: 10.7860/JCDR/2016/19256.8909.
13. Okada M., Soda Y., Hayashi F., et al. PCR detection of Streptococcus mutans and Streptococcus sobrinus in dental plaque samples from Japanese pre-school children, J Med Microbiol. 2002. 51 (5), 443-447, doi: 10.1099/0022-1317-51-5-443.
14. Yong Lee, Mi Ah Kim, Jae-Gon Kim and Jae Hwan Kim. Detection of Streptococcus mutans in human saliva and plaque using selective media, polymerase chain reaction, and monoclonal antibodies. Oral Biology Research. 2019. 43 (2), 121-129, https://doi.org/10.21851/obr.43.02. 201906.121.
15. Pandey. S, Patnayak R. L., Khodiar P. K., et al. Molecular Detection of Streptococcus mutans and Streptococcus sobrinus in Dental Plaque Samples in Children Aged Six to Nine Years. Cureus. 2022. 14 (12), e32672, doi: 10.7759/cureus.32672.