NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI Ở BỆNH NHÂN TĂNG SẢN TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG TAMSULOSIN KẾT HỢP DUTASTERIDE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới ở nam giới lớn tuổi có nhiều cơ chế bệnh sinh nhưng thường gặp nhất là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Điều trị nội khoa là lựa chọn đầu tiên, trong đó kết hợp tamsulosin và dutasteride đã được chứng minh mang lại hiệu quả và lợi ích. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả kết hợp tamsulosin và dutasteride ở nam giới có triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới do tăng sản tuyến tiền liệt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 62 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới do tăng sản tuyến tiền liệt sử dụng kết hợp tamsulosin 0,4mg và dutasteride 0,5mg, theo dõi và đánh giá sau 3 tháng. Kết quả: Trong nghiên cứu này tuổi trung bình 68,94±8,81, hoạt động tình dục 51,6%, điểm IPSS trung bình 16,82±2.15, điểm QoL trung bình 3,73±0,7, thể tích tuyến tiền liệt trung bình 48,14±11,88(31,96), nồng độ PSA trung bình 3,24±2,68. Tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu kết hợp tăng sản tuyến tiền liệt 19,4%. Sau 3 tháng điều trị kết hợp hai thuốc giảm điểm IPSS 4,52 điểm, chất lượng cuộc sống được cải thiện 1,68 điểm, thể tích tuyến tiền liệt giảm 24,7%, nồng độ PSA huyết thanh giảm 39,5%. Tình trạng bí tiểu cấp giảm từ 16,13% còn 3,2% , phẫu thuật liên quan tăng sản tuyến tiền liệt 6,5%, tình trạng tiến triển lâm sàng 8,06%. Tỷ lệ thành công (p) điều trị 90,3%. Tác dụng phụ kết hợp hai thuốc thấp, chủ yếu rối loạn cương dương 4,8%. Kết luận: Liệu pháp kết hợp tamsulosin và dutasteride có hiệu quả cao trong điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ tiến triển lâm sàng, bí tiểu cấp, phẫu thuật liên quan tăng sản tuyến tiền liệt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tamsulosin, dutasteride, điều trị kết hợp, tăng sản tuyến tiền liệt
Tài liệu tham khảo
2. McConnell JD, Roehrborn CG, Oliver OM et MTOPS Research Group. The long term effect of doxazosin, finasteride and combinationbtherapy on the clinical progression of benign prostatic hyperplasia. N Engl J Med. 2003, 349, 2385-2396, DOI: 10.1056/NEJMoa030656.
3. Roehrborn C, Siami P, Barkin J, Damião R, MajorWalker K, Nandy I et al. The effects of combination therapy with dutasteride andtamsulosin on clinical outcomes in men with symptomatic benign prostatic hyperplasia: 4-year results from the CombAT study. Eur Urol. 2010. 57, 123-131, https://doi.org/10.1016/j.eururo.2009.09.035.
4. Barry MJ, Williford WO, Chang W, et al. Benign prostatic hyperplasia specific health status measures in clinical research: how much change in the American Urological Association symptom index and the benign prostatic hyperplasia impact index is perceptible to patients? J Urol. 1995. 154(5), 1770–1774, https://doi.org/10.1016/S0022-5347(01)66780-6.
5. Nguyễn Văn Triệu. Hiệu quả kết hợp các thuốc alpha blocker và ức chế 5 alpha reductase trong điều trị bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2021. Tập 16, https://doi.org/10.52389/ydls.v16iDB4.1030.
6. Nguyễn Trường An. Nghiên cứu nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong huyết thanh của nam giới ≥ 50 tuổi bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và một số yếu tố liên quan.
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2023 Số 3, tập 13, DOI:
10.34071/jmp.2023.3.4.
7. Nguyễn Hoài Bắc, Hạ Hồng Cường. Khảo sát nồng độ PSA ở những nam giới có triệu chứng đường tiểu dưới trên 45 tuổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022. 149(1), 162-171, http://thuvienso.thanglong.edu.vn/handle/TLU/6151.
8. Roehrborn C, Oyarzabal Perez I, Roos E,Calomfirescu N, Brotherton B, Wang F et. Efficacy and safety of a fixed-dose combination of dutasteride and tamsulosin treatment (Duodart(®)) compared with watchful waiting with initiation of tamsulosin therapy if symptoms do not improve, both provided with lifestyle advice,in the management of treatment-naïve men withmoderately symptomatic benign prostatic hyperplasia: 2-year CONDUCT study results. BJU Int. 2015. 116, 450-459, https://doi.org/10.1111/bju.13033.
9. MONDA, JEFFREY M., and JOSEPH E. OESTERLING. Medical treatment of benign prostatic hyperplasia: 5α-reductase inhibitors and α-adrenergic antagonists. Mayo Clinic Proceedings.1993 Vol. 68. No. 7. Elsevier, https://doi.org/10.1016/S0025-6196(12)60603-X.
10. Debruyne F, Barkin J, van Erps P, et al. Efficacy and safety of long-term treatment with the dual 5 alpha-reductase inhibitor dutasteride in men with symptomatic benign prostatic hyperplasia. Eur Urol. 2004. 46(4), 488–495, https://doi.org/10.1016/j.eururo.2004.05.008.
11. Naslund, M., Eaddy, M., Hogue, S., Kruep, E. and Shah, M. Impact of delaying 5-alpha reductase inhibitor therapy in men on alpha-blocker therapy to treat BPH: assessment of acute urinary retention and prostate-related surgery. Curr Med Res Opin. 2009. 25, u72663–2669. https://doi.org/10.1185/03007990903210330.
12. Rosen, Raymond C., et al. Evaluation of the impact of dutasteride/tamsulosin combination therapy on libido in sexually active men with lower urinary tract symptoms (LUTS) secondary to benign prostatic hyperplasia (BPH): a post hoc analysis of a prospective randomised placebocontrolled study. International Journal of Clinical Practice. 2019. 73.9, 1-9. https://doi.org/10.1111/ijcp.13282.