KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH Ở BỆNH NHÂN VIÊM, LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y TỈNH BẠC LIÊU

Di Văn Đua1, Huỳnh Hiếu Tâm2, Nguyễn Thị Quỳnh Mai3, Ngô Thị Yến Nhi4, Ngô Thị Mộng Tuyền2, Võ Tấn Trọng2, Võ Tấn Cường4,
1 Bệnh viện Quân dân Y tỉnh Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
4 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày -tá tràng. Hội tiêu hóa thế giới (WGO) 2021 khuyến cáo phác đồ 4 thuốc có bismuth là phác đồ được chọn lựa đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm Helibacter pylori chưa từng điều trị hay đã thất bại điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori trước đó. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính đánh giá kết quả điều trị tiệt trừ bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm, loét dạ dày tá tràng, đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Quân Dân Y Tỉnh Bạc Liêu, thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả Kết quả: Trong 582 bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori, triệu chứng đau bụng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 94%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,6%. Đánh giá viêm dạ dày qua nội soi viêm sung huyết 146/177 chiếm 79,3%, viêm trợt nổi chiếm 15,8%, viêm trợt phẳng chiếm 1,1%. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, có 181/184 bệnh nhân viêm – loét dạ dày – tá tràng có nhiễm H. pylori điều trị bằng phát đồ 4 thuốc có bismuth thành công chiếm 98,4% Kết luận: Bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori có triệu chứng đau bụng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 94%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,6%. Viêm sung huyết 79,3%, viêm trợt nổi 15,8%, viêm trợt phẳng 1,1%. Điều trị tiệc trừ Helicobacter pylori thành công chiếm tỷ lệ 98,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Syed Rafiq, Hussain Shah, et al. Epidemiology and risk factors of Helicobacter pylori infection in Timergara city of Pakistan: A cross-sectional study. Clinical Epidemiology and Global Health. 2021. 12, 100909, doi: 10.1016/j.cegh.2021.100909.
2. Katelaris, P., et al. Helicobacter pylori World Gastroenterology Organization Global Guideline, J Clin Gastroenterol. 2023. 57(2), 111-126, doi:10.1097/MCG.0000000000001719.
3. Malfertheiner, Peter, et al. Management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht VI/Florence consensus report. Gut, 2022, 71.9, 1724-1762, doi: 10.1136/gutjnl-2022-327745.
4. Nguyễn Thanh Trí, Bệnh lý dạ dày tá tràng qua nội soi và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori tại Trung tâm y tế thị xã Long Mỹ, Tạp chí y học lâm sàng. 2020. 61. 62-68, doi: 10.38103/jcmhch.2020.61.9.
5. Lê Phong Thu, Trần Thi Kim Phuong, Doan Anh Thang và cộng sự. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori với tổn thương dạ dày tá tràng trên bệnh phẩm sinh thiết qua nội soi tại bệnh viện trường đại học y dược thái nguyên năm 2022. TNU Journal of Science and Technology. 228 (09). 363-368.
6. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Lê Đình Tuân, Nguyễn Tiến Sơn và cộng sự. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân đến nội soi thực quản dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Tạp chí nội khoa Việt Nam. 2021. Số 21. 33-40.
7. Chen YC, Malfertheiner P, Yu HT, Kuo CL, et al. Global Prevalence of Helicobacter pylori Infection and Incidence of Gastric Cancer Between 1980 and 2022. Gastroenterology. 2024. 166(4), 605-619, doi: 10.1053/j.gastro.2023.12.022.
8. Malfertheiner, P., et al. Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report. BMJ Journals. 2017. 66(1), 6-30. doi: 10.1136/gutjnl-2016-312288
9. Đoàn Thái Ngọc. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ 4 thuốc có bismuth tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày -tá tràng tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ năm 2020 -2021. Tạp chí y dược học Cần Thơ. 2021, Số 43. 29-35.
10. Lương Quốc Hùng, Phạm Văn Lình, Kha Hữu Nhân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày -tá tràng có Helicobacter pylori dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019, 20, 22-28.
11. Trần Văn Huy. Nghiên cứu kết quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori bằng phác đồ bốn thuốc có Bismuth cải tiến RBMA 14 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Tạp chí Y Dược học -Trường Đại học Y Dược Huế. 2019. 9(2). 28-32.
12. Kim JY, Kim SG, Cho SJ, et al. Epidemiology and risk factors of Helicobacter pylori infection in Timergara city of Pakistan: A cross-sectional study. Clinical Epidemiology and Global Health. 2021, 12, 100909, doi:10.1016/j.cegh.2021.100909.