NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ BỆNH KÈM TRONG ĐIỀU TRỊ CHỐNG HUYẾT KHỐI DỰA VÀO THANG ĐIỂM HAS-BLED Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ RUNG NHĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Lâm Nhựt Minh1,, Nguyễn Thị Diễm1, Nguyễn Văn Hoàng2, Phạm Thị Ngọc Nga1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Chỉ số bệnh kèm được sử dụng để đánh giá gánh nặng bệnh kết hợp ở bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ liên quan đến nhiều yếu tố như nguy cơ xuất huyết, liều thuốc acenocoumarol và thuốc kháng kết tập tiểu cầu dùng chung. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm và vai trò của chỉ số bệnh kèm trong điều trị chống huyết khối dựa vào thang điểm HAS-BLED ở bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 167 bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2022-2024. Kết quả: Bệnh kết hợp thường gặp nhất là suy tim sung huyết (58,7%). Chỉ số bệnh kèm có mối tương quan thuận với nguy cơ xuất huyết cao (HASBLED≥3) với Hệ số tương quan (r)=0,35 (p<0,001). Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy Chỉ số bệnh kèm≥2 làm tăng kê toa thuốc kháng kết tập tiểu cầu 24 lần (p=0,001) trong khi đó giảm gần 1,5 lần liều acenocoumarol so với liều chuẩn (p<0,001). Kết luận: Suy tim sung huyết là bệnh kết hợp thường gặp nhất ở bệnh nhân cao tuổi mắc rung nhĩ. Chỉ số bệnh kèm≥2 dự đoán việc tăng kê toa thuốc kháng kết tập tiểu cầu và nguy cơ xuất huyết cao. Khi Chỉ số bệnh kèm≥2, cần thiết dùng liều acenocoumarol thấp hơn so với liều chuẩn trong khi đó duy trì liều thuốc kháng kết tập tiểu cầu để điều trị các bệnh lý đi kèm. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Díez-Villanueva, P., and Alfonso, F. Atrial fibrillation in the elderly. Journal of geriatric cardiology : JGC. 2019. 16(1), 49-53, https://doi.org/10.11909/j.issn.1671-5411.2019.01.005.
2. Proietti, M., Esteve-Pastor, M. A., Rivera-Caravaca, J. M., Roldán, V., Rabadán, I. R., et al. Relationship between multimorbidity and outcomes in atrial fibrillation. Experimental Gerontology. 2021. 153, 111482, https://doi.org/10.1016/j.exger.2021.111482.
3. Trạch, T. T., Hoa, C. N., và Vũ, H. A. Ảnh hưởng của biến thể gen CYP2C9, VKORC1 và yếu tố lâm sàng trên liều acenocoumarol. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2021. 160.
4. Zhu, Y., You, J., Gu, X. L., Zhu, H., and Liu, J. A retrospective cohort study of pharmacogenetics of warfarin dosing in chinese adults with nonvalvular atrial fibrillation. 2022. https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-2146463/v1.
5. Thùy, P. T., Hương, B. T. T. H. và Hương, N. T. Mối liên quan giữa đa hình gen VKORC11639G>A, 1173C>T, CYP2C9*3 và liều thuốc acenocoumarol ở bệnh nhân tim mạch tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 500(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v500i1.315.
6. Wang, S., Wu, J., Men, C., and Guo, Y. Analysis of the Impact Factors on a Stable Warfarin Dose in Extreme Elderly (Age ≥ 80 Years) Chinese Patients with Non-Valvular Atrial
Fibrillation. World Journal of Cardiovascular Disease. 2020. 10, 329-336, https://doi.org/10.4236/wjcd.2020.105031.
7. Westerman, S., and Wenger, N. Gender Differences in Atrial Fibrillation: A Review of Epidemiology, Management, and Outcome. Current cardiology reviews. 2019. 15(2), 136-144, https://doi.org/10.2174/1573403X15666181205110624.
8. Nicolau, A. M., Corbalan, R., Nicolau, J. C., Ruff, C. T., Zierhut, W., et al. Efficacy and safety of edoxaban compared with warfarin according to the burden of diseases in patients with atrial fibrillation: insights from the ENGAGE AF-TIMI 48 trial. European Heart Heart Journal-
Cardiovascular Pharmacotherapy. 2020. 6(3), 167-175, https://doi.org/10.1093/ehjcvp/pvz061.
9. Jung, M., Yang, P. S., S., Kim, D., Sung, J. H., Jang, E., et al. Multimorbidity in atrial fibrillation for clinical implications using the Charlson Comorbidity Index. International Journal of Cardiology. 2024. 398, 131605, https://doi.org/10.1016/j.ijcard.2023.131605.
10. Gheorghe, G. S., Hodorogea, A. S., Gheorghe, A. C. D., Popa, D. E., Vulpe, S., et al. Decision of anticoagulation in nonvalvular atrial fibrillation in the real world in the non-antivitamin K anticoagulants era. In Healthcare. 2022. 10(7), 1333, https://doi.org/10.3390/healthcare10071333.