YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI CÀ MAU NĂM 2023 - 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay đái tháo đường thai kỳ có xu hướng tăng dần ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời, tình trạng nặng của đái tháo đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến người mẹ và cả em bé. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 350 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám lâm sàng, kiểm tra đường huyết. Sau đó chúng tôi xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, đồng thời ghi nhận các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 18%, Tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ với tuổi mẹ, thai phụ có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, trình độ học vấn, chế độ ăn nhiều đường, và số bữa ăn của thai phụ. Kết luận: Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ nên được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai trong giai đoạn 2428 tuần đặc biệt là thai phụ ≥25 tuổi, thai phụ có tiền sử gia đình có tiền sử đái tháo đường, sản phụ nên uống sữa không đường, chia nhỏ bữa chính trong ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường thai kỳ, yếu tố liên quan, tầm soát đái tháo đường thai kỳ
Tài liệu tham khảo
2. Wang Hui, Li Ninghua, Chivese Tawanda. IDF diabetes atlas: estimation of global and regional gestational diabetes mellitus prevalence for 2021 by International Association of Diabetes in Pregnancy Study Group’s Criteria Diabetes research and clinical practice. Diabetes Res Clin Pract. 2022. 183, 109050, doi: 10.1016/j.diabres.2021.109050.
3. Lê Lam Hương. Đái tháo đường thai kỳ: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và kết quả thai kỳ. Trường Đại học Y Dược Đại học Huế. 2021, 1-9.
4. Kartik K Venkatesh. Risk of adverse pregnancy outcomes among pregnant individuals with gestational diabetes by race and ethnicity in the United States, 2014-2020. JAMA. 2022. 327(14), 1356-1367, doi: 10.1001/jama.2022.3189.
5. Bùi Thị Kiều Diễm. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 523(2), 7-9.
6. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lâm Đức Tâm và Trần Quang Hiền. Nghiên cứu tỷ lệ và kết cục thai kỳ ở sản phụ có đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 66, 254-260.
7. Nguyễn Thị Mai Ngọc. Kết quả sản khoa của các thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại một số bệnh viện tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 531(1B), 7-9.
8. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. Hiệu quả ăn tiết chế trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2020. 16(6), 47-54.
9. Trần Khánh Nga. Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 9(6+7), 191.
10. Nguyễn Việt Trí. Nghiên cứu tỷ lệ và kết cục thai kỳ ở sản phụ có đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 40, 178-185.
11. Vương Thị Hồng. Thực trạng đái tháo đường thai kỳ trên phụ nữ mang thai và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021-2022. Đại học quốc gia Hà Nội. 2022, 67.
12. Lương Hoàng Thành. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 532(1B), 58-62.
13. Trần Thị Ngọc Mai. Đánh giá lối sống của thai phụ trước khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Tạp chí Phụ sản. 2021. 19(2), 50.