ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC, TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ THỞ MÁY XÂM LẤN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Nguyễn Hoàng Du1,, Võ Minh Phương2, Dương Thiện Phước3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Phần lớn bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy có mức độ nặng và tỷ lệ tử vong cao và tỷ lệ kháng thuốc ngày càng tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học, tình hình đề kháng kháng sinh, đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thở máy xâm lấn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 62 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 3/2023 đến tháng 2/2024. Kết quả: Về đặc điểm chung, đa số bệnh nhân >65 tuổi, nam giới. Có 25 trường hợp cấy đàm dương tính với tác nhân thường gặp là: Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli. Có 16 trường hợp nhiễm Acinetobacter baumannii và 100% kháng imipenem/meropenem. Pseudomonas aeruginosa có 2 trường hợp và 100% kháng piperacilin/tazobactam. Có 3 trường hợp nhiễm Klebsiella pneumoniae, chủ yếu kháng imipenem và levofloxacin. Về Escherichia coli chủ yếu kháng ceftazidime (75%). Kết quả điều trị có 59,7% chuyển khoa và 40,3% tử vong hoặc xin về. Có mối liên quan giữa kết quả điều trị với yếu tố tuổi, tiền sử hút thuốc lá và giá trị CRP lúc vào viện. Những bệnh nhân có tiền sử >2 đợt cấp/năm có tỷ lệ tử vong cao hơn với OR (KTC 95%) là 4,641, p=0,023. Kết luận: Tác nhân gặp chủ yếu là Acinetobacter baumannii, tỷ lệ đa kháng thuốc cao và tỷ lệ tử vong lớn. Các yếu tố tuổi, tiền sử hút thuốc lá, giá trị CRP lúc vào viện, số đợt cấp trong năm có liên quan đến kết quả điều trị. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhà xuất bản y học. 2023.
2. Nguyễn Văn Thành. Phác đồ điều trị và quy trình kĩ thuật trong thực hành nội khoa bệnh phổi. Nhà xuất bản y học. 2013.
3. Đinh Chí Thiện. Nghiên cứu mức độ đề kháng kháng sinh và kết quả điều trị phối hợp colistin ở bệnh nhân viêm phổi thở máy do vi khuẩn Gram âm đa kháng tại khoa Hồi sức tích cựcchống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ giai đoạn 2019- 2021, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2021.
4. Hồ Thị Hoàng Uyên, Trần Văn Ngọc. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm D nhập viện. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018. 22(2), 202.
5. Pauwels R.A, Buist A.S, Jenkins C.R, Hurd S.S. Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease: NHLBI/WHO Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD). Workshop summary, Am JRespir Crit Care Med. 2019. 163, 1256-1276.
6. Arora Sneh, Tiwari Pawan, et al. Acute Phase Proteins as Predictors of Survival in Patients With Acute Exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary Disease Requiring Mechanical Ventilation. COPD. 2020. 17(1), 22-28, doi: 10.1080/15412555.2019.1698019.
7. Yuqin Huang. Acinetobacter baumannii ventilatorassociated pneumonia: clinical efficacy of combined antimicrobial therapy and in vitro drug sensitivity test results. Frontiers in Pharmacology. 2019. 10, 92, doi: 10.3389/fphar.2019.00092.