ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CỦA NƯỚC SÚC MIỆNG CHỨA CHLORHEXIDINE VÀ CHLORINE DIOXIDE LÊN NGUYÊN BÀO SỢI NƯỚU NGƯỜI

Trần Thị Phương Thảo1,, Lê Nguyên Lâm2, Phạm Anh Vũ Thụy3
1 Đại học quốc tế Hồng Bàng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chlorhexidine là tiêu chuẩn vàng trong khả năng kháng khuẩn được sử dụng trong nha khoa đề điều trị hôi miệng và bệnh nha chu, tuy nhiên thể hiện tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Chlorine dioxide là một chất kháng khuẩn cao đã được chứng minh an toàn và sử dụng để làm sạch nguồn nước. Việc kết hợp chlorhexidine và chlorine dioxide có khả năng giảm bớt các bất lợi của chlorhexidine nhưng vẫn đảm bảo khả năng kháng khuẩn, tuy nhiên cần đánh giá độc tính của hỗn hợp với môi trường miệng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát độc tính của dung dịch nước súc miệng chứa chlorhexidine và chlorine dioxide lên nguyên bào sợi nướu người. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các dung dịch nước súc miệng chứa chlorhexidine và chlorine dioxide ở các nồng độ lần lượt tương ứng là dung dịch A (0,01%, 0,05%), dung dịch B (0,02%, 0,01%) và C (0,05%, 0,05%) với thời gian tiếp xúc nguyên bào sợi nướu mô phỏng thời gian súc miệng thực tế là 30 giây, 60 giây, 90 giây, 120 giây, 150 giây và 180 giây. Ảnh hưởng của các dung dịch lên tế bào được xác định bằng phương pháp MTT (3-(4,5-Dimethylthiazol-2-YL)-2,5- diphenyl tetrazolium bromide). Dung dịch màu tím thu được sau quy trình được hấp thu tại bước sóng 570 nm. Mức độ độc tính của nước súc miệng được đánh giá dựa trên ISO 10933-5:2009, kết hợp quan sát tế bào và tỉ lệ tăng trưởng tương đối. Kết quả: Dung dịch A không độc với nguyên bào sợi nướu (mức độ độc tính cấp 1, tỉ lệ tăng trưởng tương đối là 75%-99%) ở các mốc thời gian 30 giây, 60 giây, 90 giây. Dung dịch B và C gây độc tế bào ở tất cả các mốc thời gian. Kết luận: Dung dịch phối trộn chlorhexidine 0,01% và chlorine dioxide 0,05% an toàn với nguyên bào sợi nướu khi tiếp xúc tới 90 giây.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kamolnarumeth K., Thussananutiyakul J., Lertchwalitanon P., Rungtanakiat P., Mathurasai W., et al. Effect of mixed chlorhexidine and hydrogen peroxide mouth rinses on developing plaque and stain in gingivitis patients: a randomized clinical trial. Clin Oral Investig. 2021. 25(4), 16971704, doi: 10.1007/s00784-020-03470-7.
2. Kerémi B., Márta K., Farkas K., Czumbel L.M., Tóth B., et al. Effects of chlorine dioxide on oral hygiene - A systematic review and meta-analysis. Curr Pharm Des. 2020. 26(25), 30153025, doi: 10.2174/1381612826666200515134450.
3. Diar-Bakirly S., El-Bialy T. Human gingival fibroblasts: Isolation, characterization, and evaluation of CD146 expression. Saudi J Biol Sci. 2021. 28(4), 2518-2526, doi: 10.1016/j.sjbs.2021.01.053.
4. Nguyễn Thị Thu Sương, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, Phạm Anh Vũ Thụy. Ảnh hưởng của axit boric lên khả năng sống của tế bào gốc dây chằng nha chu người in vitro. Y học TP.Hồ Chí Minh. 2018. Tập 22, số 5, 161-169.
5. ISO E 10993-5. Biological Evaluation of Medical Devices. Part 5: Tests for In Vitro Cytotoxicity. International Organization for Standardization: Geneva, Switzerland. 2009.
6. Brookes Z.L.S, Bescos R., Belfield L.A., Ali K., Roberts A. Current uses of chlorhexidine for management of oral disease: a narrative review. J Dent. 2020. 103, 103497, doi: 10.1016/j.jdent.2020.103497.
7. Mor-Reinoso C., Pascual A., Nart J., Quirynen M. Inhibition of de novo plaque growth by a new 0.03 % chlorhexidine mouth rinse formulation applying a non-brushing model: a randomized, double-blind clinical trial. Clin Oral Investig. 2016. 20(7), 459-467, doi: 10.1007/s00784-015-1625-y.
8. Anna H., Barnabás P., Zsolt L. and Romána Z. Tracking of the degradation process of ethylenediaminetetraacetic acid and chlorhexidine digluconate in the presence of hyper-pure chlorine dioxide in endodontic disinfection. J Pharm Biomed Anal. 2019. 164, 360-364, doi: 10.1016/j.jpba.2018.11.005.
9. Nguyễn Ngọc Hoài Bảo và Trần Xuân Vĩnh. Đánh giá ảnh hưởng in vitro của gel chlorhexidine in situ 0,5% lên sự sống và di chuyển của nguyên bào sợi nướu người. Tạp chí y học Việt Nam. 2021. Tập 502, số 2, 175-178.
10. Redding W.R., Booth L.C. Effects of chlorhexidine gluconate and chlorous acid-chlorine dioxide on equine fibroblasts and Staphylococcus aureus. Vet Surg. 1991. 20(5), 306-310, doi: 10.1111/j.1532-950x.1991.tb01272.x.
11. Kőhidai Z., Takács A., Lajkó E., Géczi Z., Pállinger É., et al. The effects of mouthwashes in human gingiva epithelial progenitor (HGEPp) cells. Clin Oral Investig. 2022. 26(6), 4559-4574, doi: 10.1007/s00784-022-04422-z.
12. Lessa F.C., Aranha A.M., Nogueira I., Giro E.M., Hebling J., et al. Toxicity of chlorhexidine on odontoblast-like cells. J Appl Oral Sci. 2010. 18(1), 50-58. doi: 10.1590/s167877572010000100010.
13. Láng O., Nagy K.S., Láng J., Perczel-Kovách K., Herczegh A., et al. Comparative study of hyperpure chlorine dioxide with two other irrigants regarding the viability of periodontal ligament stem cells. Clin Oral Investig. 2021. 25(5), 2981–2992, doi: 10.1007/s00784-020-03618-5.
14. Soares L.G., Guaitolini R.L., Weyne Sde C., Falabella M.E., Tinoco E.M., et al. The effect of a mouth rinse containing chlorine dioxide in the clinical reduction of volatile sulfur compounds. Gen Dent. 2012, 61(4), 46-49.
15. Noszticzius Z., Wittmann M., Kály-Kullai K., Beregvári Z., Kiss I., et al. Chlorine dioxide is a size-selective antimicrobial agent. PLoS One. 2013. 8(11), e79157, doi: 10.1371/journal.pone.0079157.
16. Nishikiori R., Nomura Y., Sawajiri M., Masuki K., Hirata I., et al. Influence of chlorine dioxide on cell death and cell cycle of human gingival fibroblasts. J Dent. 2008. 36(12), 993-998, doi: 10.1016/j.jdent.2008.08.006.