ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG OXY LƯU LƯỢNG CAO Ở BỆNH NHÂN SAU RÚT NỘI KHÍ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Nguyễn Võ Liên Thảo1,, Hà Tấn Đức2, Trần Thanh Hùng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Can Tho University of Medicine and Pharmacy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Đặt lại nội khí quản sau rút ống là vấn đề thường gặp trong thông khí nhân tạo, đặc biệt là ở những bệnh nhân nặng. Việc đặt lại nội khí quản làm kéo dài thời gian điều trị tại ICU, tăng nguy cơ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả và một số yếu tố liên quan đến  ứng dụng thở oxy lưu lượng cao (HFNC) ở bệnh nhân sau rút nội khí quản tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 73 bệnh nhân được rút nội khí quản tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 3/2023 đến 4/2024. Kết quả: Có 76,7% trường hợp thành công chuyển sang thở oxy qua canuyn mũi hoặc thở khí phòng. Có 23,3% bệnh nhân thất bại phải duy trì thở oxy lưu lượng cao >48h hoặc đặt lại nội khí quản. HFNC có hiệu quả trong cải thiện các thông số lâm sàng sau 48h so với trước khi can thiệp, cụ thể: tần số tim (94,7±15,17 so với 103,88±13,99 ), nhịp thở (18 ± 4,14 so với 23,59± 3,42), SpO2 (98,8±0,92 so với 96,82± 1,31), huyết áp trung bình (86,67±8,43 so với 101,71± 11,95),  chỉ số ROX (16,5 ± 3,6 so với 11,71± 2,64) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Kết luận: HFNC có hiệu quả làm giảm nguy cơ tái đặt  nội khí quản, cải thiện về lâm sàng trên bệnh nhân đặt nội khí quản do mọi nguyên nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. Tanaka, Y. Shimomura, A. Uchiyama, N. Tokuhira, T. Kitamura, et al. Time definition of reintubation most relevant to patient outcomes in critically ill patients: a multicenter cohort study. Critical Care. 2023. 27(1), 378, https://doi.org/10.1186/s13054-023-04668-3.
2. Q. Wang, Y. Peng, S. Xu, L. Lin, L. Chen, et al. The efficacy of high-flow nasal cannula (HFNC) versus non-invasive ventilation (NIV) in patients at high risk of extubation failure: a systematic review and meta-analysis. Eur J Med Res. 2023. 28(1), 120, https://doi.org/10.1001/jama.2019.14901.
3. A. W. Thille. G. Muller, A. Gacouin, R. Coudroy, M. Decavèle, et al. Effect of Postextubation
High-Flow Nasal Oxygen With Noninvasive Ventilation vs High-Flow Nasal Oxygen Alone on Reintubation Among Patients at High Risk of Extubation Failure: A Randomized Clinical Trial. Jama. 2019. 322(15), 1465-1475, https://doi.org/10.1001/jama.2019.14901.
4. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.2021. https://thuvienphapluat.vn/vanban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2671-QD-BYT-2023-Huong-dan-chan-doan-va-dieu-triCOVID19-570917.aspx
5. Đoàn Lê Minh Hạnh và các cộng sự. Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (High Flow Nasal Cannula - HFNC). Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2002.1(2), 30-41, https://doi.org/10.59715/pntjmp.1.2.4
6. G. Hernández C. Vaquero, P. González, C. Subira, F. Frutos-Vivar, et al. Effect of Postextubation High-Flow Nasal Cannula vs Conventional Oxygen Therapy on Reintubation in Low-Risk Patients: A Randomized Clinical Trial. Jama. 2016. 315(13), 1354-61, https://doi.org/10.1001/jama.2016.2711.
7. G. Hernández, I. Paredes, F. Moran, M. Buj, L.Colinas, et al. Effect of postextubation noninvasive ventilation with active humidification vs high-flow nasal cannula on reintubation in patients at very high risk for extubation failure: a randomized trial. Intensive Care Med. 2022. 48(12), 1751-1759, https://doi.org/10.1007/s00134-022-06919-3.
8. Đỗ Ngọc Sơn, Trần Hữu Đạt và Bùi Thị Hương Giang. Giá trị của một số thang điểm dự đoán thành công khi áp dụng kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canula mũi sau rút ống nội khí quản ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 531(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v531i1B.7078
9. Trần Thanh Lê, Đỗ Ngọc Sơn và Lương Quốc Chính. Hiệu quả của thở oxy làm ẩm dòng cao qua canuyn mũi trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022.520(1A). https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1.3771.
10. D. Tan, J. H. Walline, B. Ling, Y. Xu, J. Sun, et al. High-flow nasal cannula oxygen therapy versus non-invasive ventilation for chronic obstructive pulmonary disease patients after extubation: a multicenter, randomized controlled trial. Crit Care. 2020. 24(1), 489, https://doi.org/10.1186/s13054-020-03214-9.
11. Y. Ge, Z. Li, A. Xia, J. Liu, D. Zhou. Effect of high-flow nasal cannula versus non-invasive ventilation after extubation on successful extubation in obese patients: a retrospective analysis of the MIMIC-IV database. BMJ Open Respir Res. 2023. 10(1), https://doi.org/10.1136/bmjresp-2023-00173.
12. J. Sun, T. Li, B. Ling, Q. Zhu, Y. Hu, et al. High flow nasal cannula oxygen therapy versus noninvasive ventilation for chronic obstructive pulmonary disease with acute-moderate hypercapnic respiratory failure: an observational cohort study. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2019. 14, 1229-1237, https://doi.org/10.2147/copd.S206567.
13. Đào Thị Hương. Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thớ oxy lưu lượng cao ở bệnh nhân có nguy cơ phải đặt lại nội khí quản sau rút ống. Trường Đại học Y Hà Nội. 2017, 78.