NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG DAPAGLIFLOZIN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM KHÔNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nguyễn Tuấn Thuận1,, Trần Kim Sơn1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là bệnh tim mạch phổ biến gây hậu quả nặng nề, gánh nặng chăm sóc y tế. Điều trị suy có nhiều cập nhật mới với sự xuất hiện của Dapagliflozin thêm vào phác đồ, dẫn đến thay đổi trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng Dapagliflozin ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm không đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngẫu nhiên 102 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm không đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân là 66,9 ± 13,5, nam chiếm 57,8%. Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất (75,5%), phân độ NYHA III thường gặp nhất (60,8%). Phân suất tống máu trung bình 32 ± 6,15%. Trung vị của nồng độ NT-proBNP là 8749 pg/mL. Tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim sau thời gian theo dõi 12 tuần ở nhóm bệnh nhân điều trị Dapagliflozin (9,1%) thấp hơn nhóm không điều trị Dapagliflozin (23,4%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,048). Kết luận: Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất, phân độ NYHA III thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm không đái tháo đường. Tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim sau 12 tuần ở nhóm điều trị Dapagliflozin thấp hơn nhóm không điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Theresa McDonagh, Marco Metra, Marianna Adamo, Roy Gardner, Andreas Baumbach, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. European Heart Journal. 2021. 42(36), 3599-3726, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehab368.
2. American Diabetes Association. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes. 2021. https://diabetesjournals.org/care/article/44/Supplement_1/S15/30859/2Classification-and-Diagnosis-of-Diabetes.
3. Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Thị Diễm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tống máu giảm bằng thuốc sacubitril /valsartan. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 61, 29-35, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1232.
4. Nguyễn Thị Thu Hoài, Chăng Thành Chung. Giá trị tiên lượng tử vong và nhập viện của nghiệm pháp đi bộ 6 phút ở bệnh nhân suy tim có phân số tống máu giảm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 525(1B), DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v525i1B.5101.
5. Nguyễn Phan Nguyên Dương. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị tiên lượng tử vong ngắn hạn của hạ natri máu ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 61, 42-49, DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1245.
6. Nguyễn Thế Phi. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm tại bệnh viện Trường Đại học y dược Cần Thơ năm 2022-2023. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2023. 69.
7. Michael Nassif, Sheryl Windsor, Fengming Tang, Yevgeniy Khariton, Mansoor Husain, et al. Dapagliflozin Effects on Biomarkers, Symptoms, and Functional Status in Patients With Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: The DEFINE-HF Trial. Circulation. 2019. 140(18), 1463-1476, DOI: 10.1161/circulationaha.119.042929.
8. John McMurray, Scott Solomon, Silvio Inzucchi, Lars Kober, Mikhail Kosiborod, et al. Dapagliflozin in Patients with Heart Failure and Reduced Ejection Fraction. The New England Journal of Medicine. 2019. 381(21), 1995-2008, DOI: 10.1056/NEJMoa1911303.