ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN MẢNG BẰNG LASER CÔNG SUẤT THẤP NỘI MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính tác động hệ thống đến nhiều cơ quan và có ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số trên thế giới. Vảy nến mảng là dạng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị dùng thuốc, laser công suất thấp nội mạch được biết đến như một liệu pháp hỗ trợ với bước sóng từ 632,8nm-670nm và công suất từ 0-6 mW tác động điều hòa miễn dịch, tăng vi tuần hoàn. Tuy nhiên, có rất ít những nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mảng và đánh giá kết quả điều trị tại chỗ vảy nến mảng bằng laser công suất thấp nội mạch tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ, gồm 76 bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến mảng, được điều trị bằng laser nội mạch. Bệnh nhân được ghi nhận lại các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tại thời điểm điều trị 5,7,10 và 12 tuần. Thời gian nghiên cứu là năm 2022-2023. Kết quả: Vị trí thương tổn hiện tại ở da đầu chiếm tỷ lệ cao nhất (92,1%). Hiệu quả điều trị đáng kể được ghi nhận sau 5 lần chiếu với tỉ lệ giảm PASI 32,89% và tỉ lệ này tiếp tục tăng dần sau các lần điều trị. Sau khi kết thúc điều trị, ghi nhận đa số bệnh nhân đều có sự cải thiện với tỉ lệ 97,7% bệnh nhân đạt hiệu quả từ trung bình đến tốt. Kết luận: Bệnh vảy nến phân bố ở mọi lứa tuổi, sang thương tập trung nhiều nhất ở da đầu; laser nội mạch là một phương pháp hiệu quả trong điều trị vảy nến mảng với tỉ lệ giảm PASI tăng dần sau các lần điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh vảy nến, laser nội mạch, bệnh viêm mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn da liễu – Đại học Y Hà Nội. Bệnh học da liễu. Nhà xuất bản y học. 2017. 103–113.
3. Nguyễn Trọng Hào. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu. Nhà xuất bản Y học.2019.
4. Nguyễn Trọng Hào. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh nhân vảy nến thông thường. Đại học Y Hà Nội.2016.
5. Trần Nguyên Ánh Tú, Nguyễn Trọng Hào và cộng sự. Yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2020. Tập 15, số 5.
6. Nguyễn Thị Thảo My. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-psora trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ và bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019 - 2021. Đại học Y dược Cần Thơ. 2021.
7. Đinh Hữu Nghị. Đánh giá kết quả điều trị và sự thay đổi một số yếu tố miễn dịch trên bệnh nhân vảy nến thông thường được chiếu tia cực tím dải hẹp. Đại học Y Hà Nội. 2021.
8. Shnaider D.A. Combined laser therapy for the treatment of psoriasis. Proceedings of the SPIE. 2020. Volume 11845. id. 118450Y 6, doi: 10.1117/12.2588684.
9. Zhu Jing, Nie Fan, et al. The intravascular low level laser irradiation in treatment of psoriasis clinically. Proceedings of the SPIE. 2005. Volume 5967. 286-290. doi: 10.1117/12.639321.