ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CHẢY MÁU Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA BẰNG THANG ĐIỂM ARC-HBR TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022- 2023

Văn Hiếu Thuận1,, Đoàn Thị Tuyết Ngân1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp đã trở thành gánh nặng bệnh tật lớn của xã hội với tỷ lệ mắc bệnh, tử vong ngày càng tăng cao. Hiện nay, can thiệp mạch vành qua da (PCI- Percutaneous Coronary Intervention) trở thành phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, bên cạnh đó, PCI cũng có một số các biến chứng nguy hiểm nhất là biến chứng chảy máu sau PCI. Thang điểm ARC - HBR đã được Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) khuyến cáo trong hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên năm 2020 để đánh giá nguy cơ chảy máu cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp mạch vành qua da bằng thang điểm ARC - HBR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 89 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và được can thiệp mạch vành qua da từ năm 2022-2023. Kết quả: Khả năng đánh giá nguy cơ chảy máu của thang điểm ARC - HBR ở mức tốt với AUC = 0,841 (KTC 95%: 0,732 - 0,951) với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp mạch vành qua da. Khi có từ 1 tiêu chuẩn chính hoặc từ 2 tiêu chuẩn phụ trở lên, thang điểm ARC - HBR có độ nhạy là 91,7% và độ đặc hiệu là 76,6%. Kết luận: Khả năng đánh giá nguy cơ chảy máu của thang điểm ARC - HBR ở mức tốt với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp mạch vành qua da khi có từ 1 tiêu chuẩn chính hoặc từ 2 tiêu chuẩn phụ trở lên. Bệnh nhân càng thỏa nhiều tiêu chuẩn theo thang điểm ARC - HBR thì nguy cơ chảy máu càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh tim mạch (CVD) ở Việt Nam. 2015. https://www.who.int/vietnam/vi/healthtopics/cardiovascular-disease.
2. Bộ Y Tế. Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành. Quyết định số 5332/QĐ-BYT, 2020. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Chhatriwalla AK, Amin AP, Kennedy KF, et al. Association between bleeding events and inhospital mortality after percutaneous coronary intervention. JAMA. 2013. 309(10), 1022-1029. doi:10.1001/ jama.2013.1556.
4. M. Nakamura, et al. High bleeding risk and clinical outcomes in East Asian patients undergoing percutaneous coronary intervention: the PENDULUM registry. EuroIntervention. 2021. 16(14), 1154-1162, doi: 10.4244/EIJ-D-20-00345.
5. Urban P, Mehran R, Colleran R, et al. Defining high bleeding risk in patients undergoing percutaneous coronary intervention: a consensus document from the Academic Research Consortium for High Bleeding Risk. Eur Heart J. 2019. 40(31), 2632-2653, doi:10.1093/eurheartj/ehz372.
6. Yasushi Ueki. Validation of Bleeding Risk Criteria (ARCHBR) in Patients Undergoing Percutaneous Coronary Intervention and Comparison with Contemporary Bleeding Risk Scores. EuroIntervention. 2020. 16(5), doi: 10.4244/EIJ-D-20-00052.
7. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation. Eur Heart J. 2021 Apr 7;42(14):1289-1367. doi: 10.1093/eurheartj/ehaa575.
8. Thân Đức Tài Nhân. Đánh giá nguy cơ chảy máu theo thang điểm ARC – HBR ở bệnh nhân ACS được can thiệp động mạch vành qua da. Đại học Y Hà Nội. 2021. 69.
9. Choi SY, Kim MH, Lee KM, et al. Comparison of Performance between ARC-HBR Criteria and PRECISE-DAPT Score in Patients Undergoing Percutaneous Coronary Intervention. J Clin Med. 2021; 10(12):2566. doi:10.3390/jcm10122566.
10. Sia C-H. Association between smoking status and outcomes in myocardial infarction patients undergoing percutaneous coronary intervention. Sci rep. 2021;1(11). doi: 10.1038/s41598-02186003-w.