ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO SALMONELLA SPP TẠI CƠ SỞ BÁNH MÌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG THÁNG 01 NĂM 2024

Nguyễn Văn Phúc1,, Âu Hiền Sĩ1, Hồ Tấn Thịnh2, Ngô Minh Thảo1, Trần Cảnh Thiện1, Lê Thanh Thúy1, Phan Võ Nhi Hồ Thư Khiêm1, Dương Uyển Trúc1, Nguyễn Khánh Phượng3, Trịnh Vũ3
1 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sóc Trăng
2 Trung tâm Y tế thành Phố Sóc Trăng
3 Trung tâm Y tế thành phố Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì xảy ra trên địa bàn với 150 người mắc và nhập viện điều trị đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kinh tế cho người dân. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả đặc điểm dịch tễ học vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp tại một cơ sở bánh mì trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp tại một cơ sở bánh mì trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng tháng 01/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thông tin thu thập từ kết quả điều tra 11 bước theo Quyết định số 39/2006/QĐ- BYT, từ hồ sơ bệnh án và đặc điểm lâm sàng của người bị ngộ độc, từ phỏng vấn các ca nhập viện và kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm để xác định các căn nguyên gây bệnh. Kết quả: Địa điểm xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ kinh doanh bánh mì T.H, đường Hai Bà Trưng, Phường 1, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (ca mắc đầu tiên) 16 giờ 15 phút ngày 24/01/2024; thời gian kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm (ca mắc cuối cùng) 17 giờ ngày 26/02/2004; Trong tổng số 153 người có tham gia ăn bánh mì, đã có 150 (98,1%) người nhập viện với các triệu chứng điển hình là sốt (98,1%), đau bụng (94,8%), và tiêu chảy (86,9%), không có ca tử vong. Thức ăn nguyên nhân được xác định là sử dụng bánh mì ăn kèm nhân. Căn nguyên gây ngộ độc thực phẩm là do Salmonella spp. Kết luận: Đây là vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, tuyên truyền tại các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Heymann DL. Control of communicable diseases manual, Vol. 19th ed, Washington DC. 2008.
2. Yue He, et al. Epidemiology of foodborne diseases caused by Salmonella in Zhejiang Province, China, between 2010 and 2021. 2023, https://doi.org/10.3389/fpubh.2023.1127925.
3. Olugbenga Ehuwa, Amit K. Jaiswal, Swarna Jaiswal. Salmonella, Food Safety and Food Handling Practices. 2021. https://doi.org/10.3390/foods10050907.
4. Nguyễn Hùng Long. Giám sát ngộ độc thực phẩm. Nhà xuất bản y học. 2015.3-35
5. Bộ Y tế. Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm hoá học và sinh học QCVN số 83:2012/BYT, 2012, chủ biên.
6. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quang Nam, Báo cáo kết luận điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, 2023, chủ biên.
7. Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Sổ tay hướng dẫn điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, 2019, TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Phan Ái Hà và Cộng sự. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella ở một công ty may thuộc tỉnh Tiền Giang vào tháng 10 năm 2013, Y học thành phố Hồ CHí Minh. 2013. 18, 423-429. 9. Lưu Quốc Toàn, Nguyễn Việt Hùng và Bùi Mai Hương. Đánh giá nguy cơ thịt lợn nhiễm Salmonella ở Hà Nội, Tạp chí Y học dự phòng XXIII. 2013. 10-17.
10. Koichi Takeshi, et al. Detection of Salmonella spp. Isolates from Specimens due to Pork Production Chains in Hue City, Vietnam. Journal of Veterinary Medical Science. 2009, https://doi.org/10.1292/jvms.71.485.
11. Centers for Disease Control and Prevention. Survelillance for foodborne disease outbreaks - United States 1998-2008, MMWR Surveillance Summit. 2013. 1-34.