ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẮC KHÍ ĐẾN TÁC DỤNG GIẢM ĐAU NGAY SAU CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU CỔ-VAI-GÁY DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG

Huỳnh Tuấn Anh1,, Phan Quan Chí Hiếu2, Nguyễn Thị Lina2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo Y học cổ truyền, đắc khí đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả giảm đau khi châm cứu điều trị trên lâm sàng, nhưng các bằng chứng hiện tại từ các nghiên cứu lâm sàng chưa đủ để chứng minh một cách thuyết phục hoàn toàn sự tương tác giữa đắc khí và hiệu quả lâm sàng, nên cần thiết phải đánh giá ảnh hưởng của đắc khí một cách khoa học và có hệ thống. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của đắc khí đến tác dụng giảm đau ngay sau khi châm trên bệnh nhân đau cổ-vai-gáy do thoái hóa cột sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 90 bệnh nhân đau cổ-vai-gáy do thoái hóa cột sống đến điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, sử dụng thang điểm đau VAS, và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: VAS của hai nhóm châm đắc khí và không đắc khí đều giảm sau châm có ý nghĩa (từ 86,62± 2,941 xuống 36,67± 12,608 và từ 86,41± 3,303 xuống 69,87± 4,808). Tuy nhiên, mức độ giảm đau của nhóm đắc khí (giảm được 49,95±13,542) tốt hơn so với nhóm không đắc khí (chỉ giảm 14,53±4,590) (p<0,05). Kết luận: Châm có đắc khí và không có đắc khí đều có hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên hiệu quả giảm đau tức thì cổ-vai-gáy do thoái hoá cột sống của nhóm có đắc khí tốt hơn nhóm không đắc khí. (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vickers A.J., Cronin A.M., Aschino A.C., Lewith G., Macpherson H., et al. Acupuncture for chronic pain: individual patient data meta-analysis. Archives of internal medicine. 2012. 172(19), 1444-1453, https://doi.org/10.1001/archinternmed.2012.3654.
2. Cherkin D.C., Sherman K.J., Avins A.L., Erro J.H., Ichikawa L., et al. Archives of internal medicine. 2009. 169(9), 858-866, https://doi.org/10.1001/archinternmed.2009.65.
3. Nguyễn Thị Xuyên. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhà xuất bản Y học. 2021. 145-149.
4. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Vinh Quốc. Đặc điểm lâm sàng đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 504(1), 95-96, doi:10.51298/vmj.v504i1.840.
5. Hoàng Văn Minh. Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. 2020. 32-38.
6. Trịnh Thị Diệu Thường. Châm cứu học 1. Nhà xuất bản Y học. 2021. 50-55.
7. Li Hao, Ma Z.H., Wang Xia, Yuan S.M., Tian Y.H., et al. Comparative study of preoperative sagittal alignment between patients with multisegment cervical ossification of the posterior longitudinal ligament and cervical spondylotic myelopathy. The Spine Journal. 2022. 23(11), 1667-1673, doi: 10.1016/j.spinee.2023.06.390.
8. Cao Thị Huyền Trang, Phan Thị Hồng Giang. Tình hình điều trị bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 534(1), 141-144, doi: 10.51298/vmj.v534i1.8050.
9. La Vĩnh Cường. Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu tại Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế. 2014. h ttps://bvphcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=11&cn=1&id=182&tc=109.
10. Trịnh Thị Diệu Thường. Bệnh học và điều trị Nội khoa kết hợp Đông Tây Y tập 2. Nhà Xuất bản Y học. 2022. 189-191.
11. Nguyễn Tuấn Linh, Nguyễn Trọng Minh, Tôn Thất Hoàn Vũ, Võ Thị Diệp Linh, Nguyễn Thị Hồng Hả, và cộng sự. Thực trạng đau vai gáy và đặc điểm chứng hậu-chứng trạng theo Y học cổ truyền của Sinh viên trường Đại học Y dược, Đại học Huế. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2023. 84(10), 70-79, doi: 10.38103/jcmhch.84.10.
12. Lin K.Y., Chang Y.C., Lu W.C., Kotha P., Chen Y.H., et al. Analgesic Efficacy of Acupuncture on Chronic Pelvic Pain: A Systemic Review and Meta-Analysis Study. Healthcare (Basel, Switzerland). 2023. 11(6), 830, doi: 10.3390/healthcare11060830.
13. Zhang Shuo, Mu Wei, Xiao Lu, Zheng W.K., Liu C.X., et al. Is Deqi an indicator of clinical efficacy of acupuncture? A systematic review. Evid Based Complement Alternat Med. 2013. 2013, 15, doi: 10.1155/2013/750140.
14. Lund I., Lundeberg T., Lonnberg L., Svensson E. Decrease of pregnant women’s pelvic pain after acupuncture: a randomized controlled single-blind study. Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica. 2006. 85(1), 12–19, doi: 10.1080/00016340500317153.