TỶ LỆ NHIỄM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM GIUN MÓC/MỎ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI XÃ EA PÔ, HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG

Hoàng Thị Minh Trang1,, Trần Văn Thủy2, Ngô Văn Phương1, Nguyễn Thị Cẩm Nhung1
1 Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
2 Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm giun móc/mỏ là vấn đề sức khỏe quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển ở trẻ em. Bệnh được phát hiện tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam và trẻ em là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao do thói quen chơi tiếp xúc trực tiếp với đất và thói quen vệ sinh cá nhân còn kém. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ ở học sinh tiểu học tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 440 học sinh tiểu học tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Kỹ thuật xét nghiệm Kato được sử dụng để chuẩn đoán nhiễm giun móc/mỏ và phiếu khảo sát để xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ ở học sinh tiểu học. Kết quả: Qua xét nghiệm 440 học sinh tiểu học, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 12,7% (Khoảng tin cậy (KTC) 95%: 9,8% – 16,2%). Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy các yếu tố gồm giới tính và rửa tay trước khi ăn là các yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ ở học sinh tiểu học tại địa điểm nghiên cứu. Kết luận: Cần tăng cường các hoạt động truyền thông và giáo dục sức khỏe nhằm giảm sự lưu hành của giun móc/mỏ ở học sinh tiểu học. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Đỗ Nguyên. Nhiễm giun móc ở học sinh tiểu học tỉnh Tây Ninh năm 2003. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. 2007. 11(1), 89-93.
2. Punsawad C., Phasuk N., Bunratsami S., Thongtup K., Viriyavejakul P. et al.. Prevalence of intestinal parasitic infections and associated risk factors for hookworm infections among primary schoolchildren in rural areas of Nakhon Si Thammarat, southern Thailand. BMC Public Health. 2018, 18(1), 3-9. https://doi.org/10.1186/s12889-018-6023-3.
3. Keumala R., Nasution A., Nasution B. B., Lubis M., and Lubis I. N. D.. Prevalence and knowledge of soil-transmitted helminth infections in Mandailing Natal, North Sumatera, Indonesia. J. Med. Scie. 2019. 7(20), 3443-3446. https://doi.org/10.3889/oamjms.2019.441.
4. Eyayu T., Yimer G., Workineh L., Tiruneh T., Sema M. et al.. Prevalence, intensity of infection and associated risk factors of soil-transmitted helminth infections among school children at Tachgayint woreda, Northcentral Ethiopia. PLoS One. 2022. 17(4), 1-13. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0266333.
5. Vũ Văn Thái và Nguyễn Thị Nguyệt. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tại hai trường tiểu học thành phố Hà Tĩnh, năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 515, 113-120.
6. Trần Duy Thuần và Nguyễn Đỗ Nguyên. Nhiễm giun truyền qua đất và các yếu tố liên quan ở học sinh 9-10 tuổi tỉnh Phú Yên năm 2003. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2004. 8(1), 14-19.
7. Nguyễn Châu Thành. Thực trạng nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) ở học sinh tiểu học tại hai xã Ea Phê và Ea Kuang, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk năm 2011. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2013. 1, 151-156.
8. Phan Văn Trọng, Nguyễn Thị Lệ và Đặng Đình Thành và Huỳnh Hồng Quang. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học trường Ngô Gia Tự, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk năm 2015. Phòng chống bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng, 2015. 96, 329-333.
9. Lê Vân Anh, Phạm Ngân Giang và Đỗ Thị Hạnh Trang. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2018. Tạp chí Y tế Công cộng. 2019. 59, 63-73.
10. Mwandawiro C. S., Nikolay B., Kihara J. H., Ozier O., Mukoko D. A. et al.. Monitoring and evaluating the impact of national school-based deworming in Kenya: Study design and baseline results. Parasites and Vectors. 2013, 6(1), 1-14. https://doi/10.1186/1756-3305-6-198.