KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAI CHẾT LƯU TỪ 12 TUẦN TRỞ LÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG

Dương Mỹ Linh1, Đoàn Hữu Nghĩa2,, Nguyễn Thị Mỹ Nương3, Bùi Quang Nghĩa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Quân dân Y Đồng Tháp
3 Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thai chết lưu có thể gây ra các biến chứng nặng nề như: rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đồng thời, thai chết lưu cũng để lại hậu quả nặng nề lên tâm lý thai phụ và người thân. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp cải thiện chức năng sinh sản và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thai phụ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị thai chết lưu ≥ 12 tuần tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca trên 30 thai phụ thai chết lưu ≥ 12 tuần đến khám và chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024. Kết quả: 7 trường hợp mổ lấy thai chiếm 23,33% và 23 trường hợp được chỉ định khởi phát chuyển dạ chiếm 76,67%; trong đó, đặt ống thông foley chiếm 43,33%; Mifepriton kết hợp Misoprostol chiếm 20,0%; Oxytocin truyền tĩnh mạch chiếm 13,34%. Tỷ lệ thành công của quá trình điều trị thai lưu là 96,67%; không có trường hợp nào tai biến xảy ra. Kết luận: Khởi phát chuyển dạ bằng ống thông foley được ưu tiên lựa chọn trong xử lý thai lưu ≥ 12 tuần và đạt được hiệu quả cao. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vụ Bà mẹ và Trẻ em- Bộ Y Tế. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chủ biên, Bộ Y tế, Hà Nội. 2015.
2. Aminu Mamuda and van den Broek Nynke. Stillbirth in low-and middle-income countries:
addressing the ‘silent epidemic’. International health. 2019. 11(4), 237-239. https://doi.org/10.1093/inthealth/ihz015.
3. Deepa Dongarwar, et al. Trends in Stillbirths and Stillbirth Phenotypes in the United States: An Analysis of 131.5 Million Births. International Journal of Maternal and Child Health and AIDS. 2020. https://doi.org/10.1093/inthealth/ihz015.
4. Hoàng Thị Nam Giang, Susanne Bechtold-Dalla Pozza, Hoang Thi Tran, Sarah Ulrich. Stillbirth and preterm birth and associated factors in one of the largest cities in central Vietnam, acta Paediatrica, vol 108, 630-636, Apr 2019.
5. F. Gary Cunningham et al. Stillbirth. Williams Ostretics. McGraw-Hill Education 2022. 26th. 624-631.
6. Nông Thị Hồng Lê. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai chết lưu từ 22 tuần trở lệ tại trung tâm sản khoa- Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2024. 229(5), 98-104.
7. Nguyễn Thị Bé Trinh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thai chết lưu từ 28 đến 42 tuần tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Luận văn chuyên khoa cấp II. 2019. Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.
8. Nguyễn Minh Thiên Trúc và Dương Mỹ Linh. Nghiên cứu đặc điểm thai chết lưu tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2015. số 2, 59-63.
9. Reyyan Gökçen İşcan. Death: Management and Complications. Practical Guide to Simulation in Delivery Room Emergencies. 2023. 219–243. https://doi.org/10.1007/978-3-031-10067-3_12.
10. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Bài giảng chuỗi đào tạo giảng viên tuyến tỉnh phá thai bằng thuốc. 2023.