NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B (GBS) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Nguyễn Chung Viêng1,, Huỳnh Nguyễn Phương Thảo1, Nguyễn Văn Dũng1, Nguyễn Thị Minh Ngọc1
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú trong cơ thể người, thường không gây bệnh cho người trưởng thành nhưng lại có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì thế tình hình nhiễm GBS ở thai phụ và các yếu tố liên quan cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm GBS ở thai phụ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 194 phụ nữ mang thai từ 28-38 tuần thai, có chỉ định làm xét nghiệm GBS đồng ý tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 05 đến tháng 09/2023. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ là 26,3%. Khu vực sống ở nông thôn (OR=2,06; p=0,037), bệnh lý nền (OR=5,07; p=0,031), không mắc viêm âm đạo (OR=3,42; p=0,007), đang điều trị viêm âm đạo (OR=6,13; p=0,032) và có bạch cầu trong nước tiểu (OR=6,16; p=0,046) là các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm GBS ở thai phụ. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm GBS ở thai phụ cao. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm GBS là nơi ở (nông thôn), có bệnh lý nền, không mắc viêm âm đạo, đang điều trị viêm âm đạo, hiện diện của bạch cầu trong nước tiểu.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hạnh và Nguyễn Hữu Trung. Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở thai phụ 36-38 tuần và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện quân y 87. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 520 (1B), https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1B.3859.
2. P. T. Trang, P. T. T. Hiền, Đ. T. Đạt, and D. T. T. Giang. Tỷ lệ mang liên cầu nhóm B và kết quả thai kỳ ở sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2023. vol. 65, no. 7, DOI: 10.31276/VJST.65(7).08-11.
3. Lương Phong Nhã, Lê Hồng Thịnh, Huỳnh Thanh Liêm và Nguyễn Xuân Thảo. Nghiên cứu tình hình thai phụ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo- trực tràng, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2023. 40, 223-229, https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/825.
4. N. J. Russell et al. Maternal colonization with Group B Streptococcus and serotype distribution worldwide: systematic review and meta-analyses. Clinical infectious diseases. 2017. vol. 65, no. suppl_2, pp. S100-S111, doi: 10.1093/cid/cix658.
5. Slotved HC, Hoffmann S. The Epidemiology of Invasive Group B Streptococcus in Denmark From 2005 to 2018. Front Public Health. 2020 Mar 10. 8,40, doi: 10.3389/fpubh.2020.00040. PMID: 32211361; PMCID: PMC7076979.
6. Navarro-Torné A, Curcio D, Moïsi JC, Jodar L. Burden of invasive group B Streptococcus disease in non-pregnant adults: A systematic review and meta-analysis. PLoS One. 2021 Sep 30. 16(9), e0258030, doi: 10.1371/journal.pone.0258030.
7. Evans JJ, Klesius PH, Gilbert PM, Shoemaker CA, Al Sarawi MA, Landsberg J, et al. Characterization of b-haemolytic Group B Streptococcus agalactiae in culture seabream, Sparus auratus L., and wild mullet, Liza klunzingeri (Day), in Kuwait. J Fish Dis. 2002. 25, 505–513, doi: 10.1046/j.1365-2761.2002.00392.x.
8. Berridge BR, Bercovier H, Frelier PF. Streptococcus agalactiae and Streptococcus difficile 16S23S intergenic rDNA: genetic homogeneity and species-specific PCR. Vet Microbiol. 2001 Jan 26. 78(2):165-73, doi: 10.1016/s0378-1135(00)00285-6.
9. B. Foxman, B. Gillespie, S. Manning và C. Marrs. Risk factors for group B streptococcal colonization: potential for different transmission systems by capsular type. Annals of epidemiology. 2007. Vol.17, no.11, 854-862, doi: 10.1016/j.annepidem.
10. Phan Thuận. Biến đổi cơ cấu xã hội- nghề nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies. 2019. Vol. 35, No. 2:96-104.
11. Tăng Xuân Hải và Quế Anh Trâm. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B đường sinh sản ở phụ nữ có thai tuần thứ 35 đến tuần thứ 37 tại Nghệ An năm 2019. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2022. Tập 63, số 3, DOI: https://doi.org/10.52163/yhc.v63i3.323
12. Võ Thị Cẩm Nhung, Ngô Thị Kim Phụng, Phạm Tấn Lộc. Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 520, số chuyên đề Bệnh viện Nhân dân Gia Định, 251-260.
13. Huỳnh, H. T., Lâm, Đức T., Trịnh, T. H. C., & Trần, N. D. Mối liên quan giữa đái tháo đường thai kỳ và nhiễm liên cầu nhóm b trên thai phụ tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Cần Thơ. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 532(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v532i2.7647
14. P. T. Lý, N. Q. Tuấn, and T. M. Linh. Tỷ lệ mang liên cầu khuẩn nhóm B ở 35–37 tuần thai kỳ và hiệu quả của kháng sinh dự phòng lây nhiễm trước sinh. Tạp chí Phụ sản. 2020. Tập. 18, số. 3, 19-26, DOI:10.46755/vjog.2020.3.1140
15. C. M. Leclair, M. F. Goetsch, H. Carpentier, and J. T. J. J. o. l. g. t. d. Jensen. Group B Streptococcus: prevalence in a non-obstetric population. J Low Genit Tract Dis. 2010. vol. 14, no. 3, 162, doi: 10.1097/LGT.0b013e3181d3d40f.