ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA BÀI THUỐC NGÔ THỊ TOAN TÁO AN THẦN THANG KẾT HỢP HÀO CHÂM ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ THỂ CAN THẬN ÂM HƯ TRÊN BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ

Châu Nhị Vân1,2, Ngô Vĩ1, Võ Trọng Tuân3, Nguyễn Thị Hoài Trang2,, Phù Thanh Như4, Dương Phúc Thịnh4, Dương Hoàng Nhơn5, Tạ Trung Nghĩa5, Bùi Nguyễn Như2
1 Trường Đại học Trung Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Cần Thơ
5 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mất ngủ sau đột quỵ là một biến chứng rất phổ biến ở bệnh nhân đột quỵ. Bài thuốc Ngô thị Toan táo an thần thang do giáo sư Ngô Vĩ sáng lập có tác dụng tốt trong điều trị mất ngủ thể Can thận âm hư. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu bài thuốc này kết hợp hào châm để điều trị mất ngủ trên bệnh nhân sau đột quỵ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả và một số tác dụng không mong muốn của bài thuốc Ngô thị Toan táo an thần thang kết hợp hào châm điều trị mất ngủ thể Can thận âm hư trên bệnh nhân sau đột quỵ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:120 bệnh nhân mất ngủ thể Can thận âm hư sau đột quỵ được chọn từ Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ trong thời gian từ 11/2022-02/2024, được phân phối ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng, mỗi nhóm 60 bệnh nhân. Nhóm đối chứng được điều trị mất ngủ bằng hào châm. Nhóm nghiên cứu trên cơ sở điều trị của nhóm đối chứng kết hợp thêm bài thuốc Ngô thị Toan táo an thần thang. Kết quả: Kết quả điều trị theo thang điểm PSQI sau 2 tuần điều trị, nhóm nghiên cứu có tổng tỷ lệ khỏi bệnh và đạt hiệu quả tốt là 86,6% (52/60), cao hơn so với nhóm đối chứng là 43,3% (26/60), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong quá trình điều trị, mạch và huyết áp của các bệnh nhân luôn ổn định, chưa ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng và bất thường về chức năng gan thận sau điều trị. Kết luận: Bài thuốc Ngô thị Toan táo an thần thang kết hợp hào châm có hiệu quả rõ trong điều trị mất ngủ thể Can thận âm hư trên bệnh nhân sau đột quỵ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baylan S, Griffiths S, Grant N, Broomfield NM, Evans JJ, et al. Incidence and prevalence of poststroke insomnia: A systematic review and meta-analysis. Sleep Med Rev. 2020. 49, 101-222.
2. Yang J. Acupuncture treatment for post-stroke insomnia: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Complement Ther Clin Pract. 2021. 44, 101396.
3. Tổ chức Y tế thế giới. Bảng phân loại quốc tế về thống kê bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, phiên bản lần thứ 10. 2014. 134-136.
4. Tô Minh Ngọc. Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản Tiếng Việt. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh. 2015. 18(6).
5. 吴勉华, 王新月. 中医内科学. 中国中医药出版社. 2012. 149-154.
6. 中医中医科学院失眠症中医临床实践指南课题组. 失眠症中医临床实践指南
(WHO/WPO). 世界睡眠医学杂志. 2016. 3(01), 8-25.
7. 张治强. 头穴透刺法治疗失眠的临床观察. 光明中医.2010. 25(09), 1658-1660.
8. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại (Ban hành kèm theo Quyết định số 5013/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế). NXB Y học. 2020.
9. Buysse DJ, Reynolds CF 3rd, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ. The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry Res, 1989, 28(2), 193-213.
10. 中华人民共和国卫生部. 中药新药临床研究指导原则(第一辑). 1993. 186.
11. Zhang B, Wing YK. Sex differences in insomnia: a meta-analysis. Sleep, 2006, 29(1), 85-93.[12] 侯俊霞, 林秀孟. 门诊失眠患者伴发焦虑或/和抑郁状况及影响因素分析. 中外医疗, 2015, 34(4), 80-81+84.
12. Zhang J, Lam SP, Li SX, Yu MW, Li AM, et al. Long-term outcomes and predictors of chronic insomnia: a prospective study in Hong Kong Chinese adults. Sleep Med. 2012. 13(5), 455-462.