GIÁ TRỊ CỦA TỈ SỐ LACTATE/ALBUMIN MÁU TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA TRẺ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Lê Khắc Duy Trường1, Trần Công Lý2, Lê Văn Minh3, Nguyễn Minh Phương2,
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỉ số lactate/albumin được cho là có giá trị trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở người lớn và tại Việt Nam chưa có dữ liệu về chỉ số này. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ; 2). Xác định giá trị tiên lượng tử vong của tỉ số lactate/albumin ở trẻ em sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích loạt ca trên 32 bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 07/2022 đến 02/2024. Kết quả: Trong 32 trẻ sốc nhiễm khuẩn thoả tiêu chuẩn nghiên cứu, nam chiếm 53,1%, trẻ nhũ nhi chiếm 34,4%. Đường vào ổ nhiễm khuẩn chủ yếu là tiêu hoá (56,3%). Tỉ lệ cấy máu dương tính là 21,9%. Tỉ lệ tử vong là 56,3% trong đó có 6,3% trẻ tử vong trong vòng 24 giờ chẩn đoán sốc. So với nhóm sống, nhóm tử vong có giá trị lactate, lactate/albumin cao hơn và albumin thấp hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Ở trẻ em sốc nhiễm khuẩn, diện tích dưới đường cong ROC (AUROC) của tỉ số lactate/albumin trong tiên lượng tử vong là 0,89 (KTC 95%: 0,78-1) với điểm cắt là 1,6 (độ nhạy: 88,9%, độ đặc hiệu: 78,6%), AUROC của lactate là 0,88 (KTC 95%: 0,76-1) với điểm cắt là 3,9 (độ nhạy:94,4%, độ đặc hiệu 71,4%). Tỉ số lactate/albumin có độ nhạy thấp nhưng độ đặc hiệu cao hơn so với lactate. Kết luận: Tỉ lệ tử vong của trẻ sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cao và tỉ số lactate/albumin có giá trị tiên lượng tử vong rất tốt ở trẻ em sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weiss S.L., Fitzgerald J.C., Pappachan J., Wheeler D., Jaramillo-Bustamante J.C., et al. Global epidemiology of pediatric severe sepsis: the sepsis prevalence, outcomes, and therapies study. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 2015.191(10), 1147-1157. https://doi.org/10.1164/rccm.201412-2323OC.
2. Jat K.R., Jhamb U., Gupta V.K. Serum lactate levels as the predictor of outcome in pediatric septic shock. Indian Journal of Critical Care Medicine : Peer-reviewed, Official Publication of Indian Society of Critical Care Medicine. 2011.15(2), 102-107. https://doi.org/10.4103/09725229.83017.
3. Kim Y.S., Sol I.S., Kim M.J., Kim S.Y., Kim J.D., et al. Serum Albumin as a Biomarker of Poor Prognosis in the Pediatric Patients in Intensive Care Unit. Korean Journal of Critical Care Medicine. 2017.32(4), 347-355. https://doi.org/10.4266/kjccm.2017.00437.
4. Bou Chebl R., Jamali S., Sabra M., Safa R., Berbari I., et al. Lactate/Albumin Ratio as a Predictor of In-Hospital Mortality in Septic Patients Presenting to the Emergency Department. Frontiers in Medicine. 2020.7. https://doi.org/10.3389/fmed.2020.550182.
5. Yoon S.H., Choi B., Eun S., Bae G.E., Koo C.M., et al. Using the lactate-to-albumin ratio to predict mortality in patients with sepsis or septic shock: a systematic review and meta-analysis. European Review for Medical and Pharmacological Sciences. 2022.26(5), 1743-1752. https://doi.org/10.26355/eurrev_202203_28244.
6. Shin J., Hwang S.Y., Jo I.J., Kim W.Y., Ryoo S.M., et al. Prognostic Value of The Lactate/Albumin Ratio for Predicting 28-Day Mortality in Critically ILL Sepsis Patients. Shock (Augusta, Ga). 2018.50(5), 545-550. https://doi.org/10.1097/SHK.0000000000001128.
7. Goldstein B., Giroir B., Randolph A., International Consensus Conference on Pediatric Sepsis. International pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics. Pediatric Critical Care Medicine: A Journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. 2005.6(1), 2-8. https://doi.org/10.1097/01.PCC.0000149131.72248.E6.
8. Trần Minh Dung, Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Albumin máu ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019.23, 67-74.
9. Hazwani T.R., Kazzaz Y.M., Alsugheir S., Aldelaijan S., Alsugheir F., et al. Association Between Culture-Negative Versus Culture-Positive Sepsis and Outcomes of Patients Admitted to the Pediatric Intensive Care Unit. Cureus. 12(8), e9981. https://doi.org/10.7759/cureus.9981.
10. Hà Thanh Hiếu, Bùi Quang Nghĩa, Lê Hoàng Sơn. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020.(29), 66-72.
11. Nguyen P.M., Phan H.V., Vo-Pham-Minh T., Tran A.V., Nguyen T.T., et al. Comparing Pediatric Index of Mortality 3, Pediatric Logistic Organ Dysfunction 2 (PELOD-2), and Modified PELOD-2 scores for Mortality Prognosis in Vietnamese Children with Multiple Organ Dysfunction Syndrome. Journal of Health Science and Medical Research. 2022.41(1), e2022890. https://doi.org/10.31584/jhsmr.2022890.
12. Wang G., Liu J., Xu R., Fu Y., Liu X. Lactate/albumin ratio as a predictor of in-hospital mortality in critically ill children. BMC Pediatrics. 2022.22(1), 725. https://doi.org/10.1186/s12887-02203787-0.