ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH TRONG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG

Lý Ngọc Tú1,, Thạch Thị Ái Phương1, Trần Chí Lĩnh1, Phùng Văn Thoàn1, Nguyễn Ngọc Hân1, Thạch Thị Hạnh1, Châu Diễm Trang1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc chẩn đoán và điều trị sớm Hội chứng ống cổ tay để ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh giữa không thể hồi phục là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý thần kinh trong Hội chứng ống cổ tay. Tìm mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với điện sinh lý thần kinh trong Hội chứng ống cổ tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca (34 ca), tại phòng đo điện cơ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam (tỷ số nữ: nam=2,8:1), tuổi trung bình là 44,6 ± 9,96, nghề nghiệp nông dân chiếm nhiều nhất (32,4%), 100% bệnh nhân có triệu chứng tê bì, 94,1% đau và 47,1% có teo cơ. Điểm Boston trung bình triệu chứng là 3,08 ± 1,12 cao hơn điểm Boston trung bình chức năng là 2,63 ± 1,56, p<0,001. Phân độ điện sinh lý thần kinh: nhóm trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 29,4%. Có sự liên quan giữa giữa 2 nhóm có và không có triệu chứng tê như kiến bò ở tất cả phân độ điện sinh lý, với p=0,002. Có mối tương quan đồng biến giữa phân độ Boston triệu chứng và chức năng với phân độ điện sinh lý (r=0,407, r=0,368, p<0,05). Kết luận: Điện sinh lý thần kinh có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán xác định Hội chứng ống cổ tay và giúp đánh giá mức độ tổn thương của dây thần kinh giữa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ibrahim I., Khan W.S., Goddard N., Smitham P. Carpal tunnel syndrome: a review of the recent literature. The open orthopaedics journal. 2012. 6, 69-76, doi: 10.2174/1874325001206010069.
2. American Association of Electrodiagnostic Medicine, American Academy of Neurology, and American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation. Practice parameter for electrodiagnostic studies in carpal tunnel syndrome: summary statement. Muscle Nerve. 2002. 25(6), 918-22, doi: 10.1002/mus.10185. PMID: 12115985.
3. Levine D.W., Simmons B.P., Koris M.J, Daltroy L.H., Hohl G.G., et al. A self-administered questionnaire for the assessment of severity of symptoms and functional status in carpal tunnel syndrome. The Journal of bone and joint surgery American. 1993.75(11), 1585-92, doi:
10.2106/00004623-199311000-00002.
4. Padua L., LoMonaco M., Gregori B., Valente E.M., Padua R., et al. Neurophysiological classification and sensitivity in 500 carpal tunnel syndrome hands. Acta neurologica Scandinavica. 1997. 96(4), 211-7, doi: 10.1111/j.1600-0404.1997.tb00271.x.
5. Lê Thị Liễu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay. Luận án Tiến sĩ Trường Đại Học Y Hà Nội. 2018.
6. Phan Hồng Minh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thành. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
7. Nguyễn Văn Ca, Vũ Anh Nhị, Nguyễn Lê Trung Hiếu. Đau thần kinh ở bệnh nhân mắc Hội chứng ống cổ tay. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2021. 25[2], 13-9.
8. Sassi S.A., Giddins G. Gender differences in carpal tunnel relative cross-sectional area: a possible causative factor in idiopathic carpal tunnel syndrome. The Journal of hand surgery. 2016. 41(6), 638-42, doi: 10.1177/1753193415625404.
9. Nguyễn Ảnh Sang. Đánh giá cải thiện giấc ngủ sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020.
10. Genova A., Dix O., Saefan A., Thakur M., Hassan A. Carpal Tunnel Syndrome: A Review of Literature. Cureus. 2020. 12(3), e7333, doi: 10.7759/cureus.7333.