TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ TOXOCARA CANIS TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH

Lê Nguyễn Uyên Phương1,, Trần Thị Huệ Vân2, Nguyễn Thị Thảo Linh1, Lê Thị Cẩm Ly1, Phan Hoàng Đạt1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh do giun sán đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis (ATGĐC T. canis) thường tìm thấy ở người mày đay mạn tính (Chronic spontaneous urticaria - CSU), nhưng mối liên quan giữa hai yếu tố này là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến nhiễm T. canis trên bệnh nhân CSU. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 bệnh nhân CSU được thực hiện huyết thanh chẩn đoán (HTCĐ) ATGĐC T. canis bằng phương pháp miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme (ELISA). Kết quả: Tỉ lệ nhiễm T. canis trên đối tượng nghiên cứu là 17,7%, độ tuổi trung bình 37,4 ± 11,8 tuổi. Nhóm T. canis dương và âm tính có thời gian mắc mày đay trung bình (12,6 ± 16,7 tháng, 14,8 ± 23,4 tháng) và độ hoạt động mày đay trung bình (4,60 ± 1,1 điểm, 4,4 ± 1,5 điểm) không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Lượng bạch cầu ái toan (BCAT) trung bình trong máu ngoại biên ở nhóm T. canis (+) không khác biệt với nhóm T. canis (-) (0,2 ± 0,3.109/L), với p = 0,6. Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần trung bình ở nhóm T. canis (+) (468,6 ± 728,7 IU/mL) có khác biệt với nhóm T. canis (-) (248,1 ± 370,2 IU/mL) (p = 0,003). Các yếu tố tiếp xúc với đất, ăn rau sống, thức ăn sống có liên quan đến nhiễm T. canis (p < 0,05). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân CSU có huyết thanh (+) với T. canis trong nghiên cứu 17,7% (53/300). Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần trung bình có liên quan đến nhiễm ấu trùng T. canis. Thời gian mắc, độ hoạt động mày đay trung bình, lượng BCAT trung bình trong máu ngoại biên không liên quan đến nhiễm loài ký sinh trùng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ma G., Holland C. V., Wang T., et al. Human toxocariasis. The Lancet Infectious diseases. 2018. 18(1), e14-e24, doi: 10.1016/S1473-3099(17)30331-6.
2. Gavignet B, Piarroux R, Aubin F, Millon L, Humbert P. Cutaneous manifestation of human Toxocariasis. Am Acad Dermatol. 2008. 59, 1031-42, doi: 10.1016/j.jaad.2008.06.031.
3. Viñas M., Postigo I., Suñén E., Martínez J. Urticaria and silent parasitism by Ascaridoidea: Component-resolved diagnosis reinforces the significance of this association. PLoS neglected tropical diseases. 2020. 14(4), e0008177, doi: 10.1371/journal.pntd.0008177.
4. Nguyễn Thị Thanh Quân, Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Quốc Khánh. Nghiên cứu tình hình nhiễm và yếu tố liên quan đến nhiễm Toxocara canis, Strongyloides stercoralis, Echinococcus ở bệnh nhân nổi mày đay tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần và da liễu tỉnh Hậu Giang năm 2019 - 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020.32. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i55.408.
5. Zuberier Torsten, Aberer Werner, Asero Riccardo, et al. The international EAACI/GA2LEN/
6. EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticarial. Allergy. 2022. 77, 734 – 766. doi: 10.1111/all.13397.
7. Thân Trọng Quang, Trần Vũ Hòa, Nguyễn Trần Uyên Phương. Tỉ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đại học Tây Nguyên, năm 2021. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 518(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v518i1.3369
8. De Martinis M, Sirufo MM, Suppa M, Di Silvestre D, Ginaldi L. Sex and Gender Aspects for Patient Stratification in Allergy Prevention and Treatment. International Journal of Molecular Sciences. 2020. 21(4), 1535, doi: 10.3390/ijms21041535.
9. Jonathan A. Bernstein, Laurence Bouillet, Teresa Caballero, Maria Staevska, Hormonal Effects on Urticaria and Angioedema Conditions. The Journal of Allergy and Clinical Immunology: In Practice. 2021, 9 (6), https://doi.org/10.1016/j.jaip.2021.04.021.
10. Phan Thị Nhã Trúc, Huỳnh Hồng Quang, Phan Văn Trọng, Lê Đình Vĩnh Phúc. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh giun đũa chó/mèo ở người. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2020. 3 (117).
11. Lê Đình Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại trung tâm Medic Thành phố Hồ Chí Minh (2017 – 2019). Luận án Tiến sĩ, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. 2021. 144.
12. Huỳnh Hồng Quang, Phan Thị Nhã Trúc, Lê Đình Vĩnh Phúc, Phan Văn Trọng. Đặc tính nhiễm, kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo trên bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2020. 1 (115).
13. Nguyễn Tấn Vinh, Đặng Văn Chính và Lê Thị Ngọc Ánh. Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó, mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019. (5), 561-70.
14. Vũ Thị Thu Băng, Nguyễn Ngọc San, Trần Huy Thọ. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp. đến khám tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ năm 2021 - 2022. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2022. 2 (128).
15. Stear M, Preston S, Piedrafita D, Donskow-Łysoniewska K. The Immune Response to Nematode Infection. International Journal of Molecular Sciences. 2023. 23, 24(3), 2283, doi:
10.3390/ijms24032283.