NGHIÊN CỨU TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG NHIỄM BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA–HUYẾT HỌC LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Lê Thị Cẩm Ly1, Nguyễn Thị Yến Ngọc1,, Lê Thảo Chân1, Trần Gia Nhập1, Nguyễn Thị Mỹ Duyên1, Đào Lê Mỹ Hạnh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá vẫn còn phổ biến ở nước ta và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mặc dù tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm trùng này tương đối thấp nhưng các biến chứng không phải là hiếm. Vì vậy nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột và ảnh hưởng của chúng là điều cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng và mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nội trú tại khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 97 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng đường ruột bằng xét nghiệm soi phân trực tiếp, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, khảo sát yếu tố nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột là 20,61%. Trong các trường hợp đơn nhiễm, tỷ lệ nhiễm nấm hạt men là 7,21%, nhiễm giun móc là 3,09%, Entamoeba histolytica là 2,06%, giun lươn là 1,03%, Blastocystis hominis là 1,03%, Entamoeba coli là 1,03%, Candida sp là 1,03%. Tỷ lệ nhiễm Entamoeba histolytica và nấm hạt men là 1,03%, Blastocystis hominis và nấm hạt men là 3,09%. Bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng đau bụng (75%), tiêu chảy (80%) và cận lâm sàng tăng eosinophil (65%). Kết luận: Nhiễm ký sinh trùng đường ruột chủ yếu là nấm hạt men, Blastocystis hominis, giun móc. Đặc điểm lâm sàng thường gặp là đau bụng và tiêu chảy. Tăng eosinophil là dấu chứng gợi ý nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Habtye Bisetegn, Habtu Debash, Hussen Ebrahim,Yonas Erkihun, Mihret Tilahun et al. Prevalence and Determinant Factors of Intestinal Parasitic Infections and Undernutrition among Primary School Children in North - Central Ethiopia: A School - Based Cross - Sectional Study. Journal of Parasitology Research. 2023. 10, https://doi.org/10.1155/2023/2256910.
2. Ashok Moloo. Schistosomiasis and soil-transmitted helminthiases: treating millions of people, despite the pandemic. Weekly epidemiological record. 2021. https://www.who.int/news/item/08-12-2021-schistosomiasis-and-soil-transmittedhelminthiases-treating-millions-of-people-despite-the-pandemic.
3. Phạm Hoàng Minh Quân. Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột tại Khoa Nội Tiêu hóa và Huyết học lâm sàng BVĐKTW Cần Thơ năm 2014 – 2015. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015. 72.
4. Sơn Thị Tiến, Phan Hoàng Đạt, Lý Quốc Trung, Nguyễn Tấn Đạt. Nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 2022. 55, 207-213, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i55.408.
5. Buonsenso, Danilo MD. Intestinal Parasitic Infections in Internationally Adopted Children: A 10-Year Retrospective Study. The Pediatric Infectious Disease Journal. 2019. 38(10), 983-989, DOI: 10.1097/INF.0000000000002399.
6. Lê Đình Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại trung tâm Medic thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ. Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. 2021.
7. M.L.F.N. Benetton, A.V. Gonçalves. Risk factors for infection by the Entamoeba histolytica/ Entamoeba dispar complex: An epidemiological study conducted in outpatient clinics in the city of Manaus, Amazon Region, Brazil. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 2020. 99(7), 532-540, https://doi.org/10.1016/j.trstmh.2004.11.015.
8. Ma Văn Thấm. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lỵ amip do Entamoeba Histolytica khoa nhi tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc. Tạp chí nhi khoa hội nhi khoa Việt Nam. 2023. 16 (2), 23-28, https://doi.org/10.52724/tcnk.v16i2.189.
9. James J. Yahaya, Emmanuel D. Morgan, Emmanuel Othieno. Duodenal Strongyloides stercoralis infection in a 56-year old male: A case report. International Journal of Surgery Open. 2023. 57, https://doi.org/10.1016/j.ijso.2023.100651.
10. Vũ Thị Thu Băng. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp. đến khám tại bệnh viện Đặng Văn Ngữ năm 2021 – 2022. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2022. 2 (128), 27-34, https://doi.org/10.59253/tcpcsr.v128i2.9.
11. Đinh Xuân Tuấn Anh, Tôn Nữ Phương Anh. Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 7(4), 62-68, https://www.doi.org/10.34071/jmp.2017.4.8.
12. Nerea Castillo Fernández, Manuel J. Soriano Pérez, Ana Belén Lozano Serrano, María Pilar Luzón García, María Isabel Cabeza-Barrera et al. Misleading eosinophil counts in migration-associated malaria: Do not miss hidden helminthic co-infections. Travel Medicine and Infectious Disease. 2022. 49, https://doi.org/10.1016/j.tmaid.2022.102415.