NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HO RA MÁU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCH MẠCH MÁU SỐ HÓA XÓA NỀN (DSA) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022–2023

Trần Công Khánh1,2,, Nguyễn Minh Vũ2, Phạm Thanh Phong2, Bùi Ngọc Thuấn2, Nguyễn Vũ Đằng1, Lê Hữu Phước1, Nguyễn Hoàng Anh3, Lê Hoàng Phúc2, Tô Nhật Đăng2, Trần Quang Minh2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ho ra máu là cấp cứu thường gặp ở nhiều bệnh hô hấp và tim mạch, gây tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, can thiệp nội mạch là một kỹ thuật dùng trong chẩn đoán và điều trị ho ra máu. Tuy nhiên, kết quả điều trị có thể khác nhau phụ thuộc vào lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố kỹ thuật khác. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ho ra máu và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu bằng phương pháp can thiệp nội mạch mạch máu số hóa xóa nền tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu thực hiện trên 33 bệnh nhân được chẩn đoán và tiến hành thủ thuật can thiệp nội mạch mạch máu số hóa xóa nền để điều trị ho ra máu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023. Kết quả: Tiền sử bệnh nền cao nhất là lao phổi chiếm 48,5%. Triệu chứng kèm theo nhiều nhất là ran phổi (66,7%), khó thở (33,3%). Biến chứng suy hô hấp chiếm 15,2%. 87,9% ghi nhận bất thường X quang ngực. 93,9% tổn thương đặc hiệu trên cắt lớp vi tính ngực. 100% có thay đổi hình dạng động mạch phế quản, động mạch chính gây ho ra máu là động mạch phế quản phải chiếm 69,7%. 97% bệnh nhân được điều trị thành công, 3% (1 bệnh nhân) tái phát sớm. Biến chứng sau can thiệp mạch máu số hóa xóa nền bao gồm đau ngực (24,2%). Nguyên nhân ho ra máu thường gặp nhất là giãn phế quản chiếm 39,4%. Kết luận: Can thiệp nội mạch số hóa xóa nền là kỹ thuật hiệu quả cao và an toàn trong điều trị ho ra máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dorji K., Hongsakul K., Jutidamrongphan W., Oofuvong M., Geater S. Bronchial Artery Embolization in Life-Threatening Hemoptysis: Outcome and Predictive Factors. J Belg Soc Radiol. 2021. 105(1), 5, https://doi.org/10.5334/jbsr.2310.
2. Nguyễn Văn Tiến Bảo, Lê Văn Phước. Vai trò của can thiệp nội mạch trong điều trị ho ra máu nặng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2017. 101.
3. Zhiyuan Z, Zhiquan Z, Yang M., Luo J., Zhang W., et al. Bronchial artery embolization for hemoptysis: A systematic review and meta-analysis. Journal of Interventional Medicine. 2021. 4(4), 172-180, https://doi.org/10.1016/j.jimed.2021.08.003.
4. Abid N., Loukil M., Mokni A., Badri I., Bouzaidi K., et al. Outcomes of bronchial artery embolization for the management of hemoptysis. Tunis Med. 2021. 99(2), 264-268. https://s.net.vn/nzYp.
5. Shao H., Wu J., Wu Q., Sun X., Li L., et al. Bronchial artery embolization for hemoptysis: a retrospective observational study of 344 patients, Chin Med J (Engl). 2015. 128(1), 58-62, https://doi.org/10.4103/0366-6999.147811.
6. Seyyedi S.R., Tabarsi P., Sadr M., Aloosh O., Keshmiri M.S., et al. Bronchial Angioembolization for Management of Hemoptysis Due to Pulmonary Tuberculosis. Tanaffos. 2021. 20(2),134-139. https://s.net.vn/xbXI.
7. Chan V., So L., Lam J., Lau K., Chan C., Chu C., et al. Major haemoptysis in Hong Kong:
aetiologies, angiographic findings and outcomes of bronchial artery embolization. Int J Tuberc Lung Dis. 2009. 13 (9), 1167-1173. https://s.net.vn/559C.
8. Lê Trần Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí ho ra máu. Đại học Y Hà Nội. 2009. 90.
9. Agmy G.M., Wafi S.M., Gad Y.A., Imam H.M. Bronchial and nonbronchial systemic artery embolization: Experience with 348 patients. Chest. 2010. 138, 265-265, https://doi.org/10.1378/chest.9523.
10. Lin Q., Chen J., Yu T., Gao B., Kuang K., et al. Risk factors for the recurrence in pulmonary tuberculosis patients with massive hemoptysis. Clin Respir J. 2023. 17(7), 663-671, https://doi.org/10.1111/crj.13653.
11. Floridi C., Boscarato P., Ventura C., Bruno A., Rossini N., et al. Role of Bronchial Artery Embolization as Early Treatment Option in Stable Cystic Fibrosis Patients with Sub-Massive Hemoptysis: Personal Experience and Literature Review. J. Clin. Med. 2022. 11, 6432, https://doi.org/10.3390/jcm11216432.