TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN Ở NGƯỜI BÉO PHÌ

Võ Phạm Minh Thư1, Phan Trần Xuân Quyên1, Trần Xuân Quỳnh1,
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là rối loạn hô hấp phổ biến liên quan đến giấc ngủ, thường đồng mắc với bệnh lý chuyển hóa. Người béo phì thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn với tỉ lệ mắc 45%, dẫn đến  kết cục xấu về tim mạch, thậm chí đột tử. Nội dung tổng quan: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được biểu hiện bởi tình trạng ngưng thở hoặc giảm thở kèm giảm độ bão hòa oxy, có tiêu chuẩn chẩn đoán là chỉ số ngưng thở - giảm thở ≥ 5/ giờ. Béo phì là tình trạng tăng khối lượng mỡ quá mức, chỉ số khối cơ thể ≥ 25 kg/m2. Béo phì làm nặng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn do tác động đến sự xẹp đường hô hấp trên qua cơ chế cơ học hoặc thần kinh cơ. Ngược lại, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thúc đẩy béo phì do giảm hoạt động thể chất, giảm chuyển hóa năng lượng. Việc sàng lọc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người béo phì có thể được thực hiện bằng bảng điểm Epwworth, Berlin, STOP-BANG hoặc kỹ thuật đo đa ký giấc ngủ type 3, type 4. Việc điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người béo phì gồm điều trị tư thế; giảm cân bằng thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật; thở áp lực dương liên tục khi ngủ. Kết luận: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và béo phì là hai tình trạng có tác động lẫn nhau. Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người béo phì có thể được xem xét từ các bảng điểm sàng lọc đến đa ký giấc ngủ type 3, type 4. Điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người béo phì nên phối hợp nhiều phương thức: tư thế ngủ, giảm cân và cân nhắc kết hợp thở áp lực dương liên tục khi ngủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì. Hà Nội. 2022.
2. Romero-Corral A. and et al, Interactions between obesity and obstructive sleep apnea: implications for treatment. Chest, 2010. 137(3): p. 711-719, doi: 10.1378/chest.09-0360.
3. Sankri-Tarbichi, A.G., Obstructive sleep apnea-hypopnea syndrome: Etiology and diagnosis. Avicenna Journal of Medicine, 2012. 2(01): p. 3-8, doi: 10.4103/2231-0770.94803.
4. Benjafield, A.V., et al., Estimation of the global prevalence and burden of obstructive sleep apnoea: a literature-based analysis. The Lancet Respiratory Medicine, 2019. 7(8): p. 687-698, doi: 10.1016/S2213-2600(19)30198-5.
5. Slowik, J.M., A. Sankari, and J.F. Collen, Obstructive Sleep Apnea. USA: StatPearls. 2022.
6. Punjabi, N.M., The epidemiology of adult obstructive sleep apnea. Proceedings of the American Thoracic Society, 2008. 5(2): p. 136-143, doi: 10.1513/pats.200709-155MG.
7. Cruz, I.A., M. Drummond, and J.C. Winck, Obstructive sleep apnea symptoms beyond sleepiness and snoring: effects of nasal APAP therapy. Sleep and Breathing, 2012. 16: p. 361366, doi: 10.1007/s11325-011-0502-4.
8. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết - Chuyển hóa. Hà Nội. 2015.
9. WHO, The Asia - Pacific perspective: Redefining obesity and its treament. 2000.
10. Schwartz, M.W., et al., Obesity pathogenesis: an endocrine society scientific statement. Endocrine reviews, 2017. 38(4): p. 267-296, https://doi.org/10.1210/er.2017-00111.
11. Lin, X. and H. Li, Obesity: epidemiology, pathophysiology, and therapeutics. Frontiers in endocrinology, 2021. 12: p. 706978, doi: 10.3389/fendo.2021.706978.
12. Flier, J.S., What’s in a name? In search of leptin’s physiologic role. The journal of clinical endocrinology & metabolism, 1998. 83(5): p. 1407-1413, doi: 10.1210/jcem.83.5.4779.
13. Farooqi, I.S., et al., Effects of recombinant leptin therapy in a child with congenital leptin deficiency. New England journal of medicine, 1999. 341(12): p. 879-884, doi: 10.1056/NEJM199909163411204.
14. Farooqi, I. and S. O Rahilly, Monogenic human obesity syndromes. Recent progress in hormone research, 2004. 59: p. 409-424, doi: 10.1210/rp.59.1.409.
15. Shah, N. and F. Roux, The Relationship of Obesity and Obstructive Sleep Apnea. Clin Chest Med, 2009: p. p.455–465, doi: 10.1016/j.ccm.2009.05.012.
16. Schwartz, A.R., et al., Obesity and Obstructive Sleep Apnea: Pathogenic Mechanisms and Therapeutic Approaches. Proc Am Thorac Soc, 2008. 5: p. p.185–192, doi: 10.1513/pats.200708-137MG.
17. Seetho, I.W. and J.P.H. Wilding, Screening for obstructive sleep apnoea in obesity and diabetes – potential for future approaches. Eur J Clin Invest, 2013. 43(6): p. 640–655, doi:
10.1111/eci.12083.
18. Fredheim, J.M., J. Røislien, and J. Hjelmesæth, Validation of a Portable Monitor for the Diagnosis of Obstructive Sleep Apnea in Morbidly Obese Patients. Journal of Clinical Sleep Medicine, 2014. 10(7): p. 751-757, doi: 10.5664/jcsm.3864.
19. Dumitrache-Rujinski, S., et al., The Role of Overnight PulseOximetry in Recognition of Obstructive Sleep Apnea Syndrome in Morbidly Obese and Non Obese Patients. MAEDICA – a Journal of Clinical Medicine, 2013. 8(3): p. 237-242, PMCID: PMC3869111.
20. Perger, E., et al., Diagnostic approach to sleep disordered-breathing among patients with grade III obesity. Sleep Medicine, 2021. 82: p. 18-22, doi: 10.1016/j.sleep.2021.03.024.
21. Eiseman, N.A., et al., The Impact of Body Posture and Sleep Stages on Sleep Apnea Severity in Adults. Journal of Clinical Sleep Medicine, 2012. 8(6): p. 655-666, PMID: 23243399.
22. Akita, Y., K. Kawakatsu, and C. Hattori, Posture of patients with sleep apnea during sleep. Acta Otolaryngol Supp, 2003. 550: p. 41-45, doi: 10.1080/0365523031000062.
23. A.Skinner, M., et al., Efficacy of the ‘tennis ball technique’ versus nCPAP in the management of position-dependent obstructive sleep apnoea syndrome. Respirology, 2008. 13(5): p. 708-715, doi: 10.1111/j.1440-1843.2008.01328.x.
24. Hamilton, G.S. and S.A. Joosten, Obstructive sleep apnoea and obesity. Aust Fam Physician, 2017. 46(7): p. 460-463, PMID: 28697288.
25. Kuna, S.T., D.M. Reboussin, and E.S. Strotmeyer, Effects of Weight Loss on Obstructive Sleep Apnea Severity: Ten-Year Results of the Sleep AHEAD Study. Am J Respir Crit Care Med, 2021. 203(2): p. 221–229, doi: 10.1164/rccm.201912-2511OC.
26. I, H.P., et al., Lifestyle Intervention with Weight Reduction: First-line Treatment in Mild Obstructive Sleep Apnea. Am J Respir Crit Care Med, 2009. 179: p. 320–327, doi:
10.1164/rccm.200805-669OC.
27. Ryan, D.H. and S.R. Yockey, Weight Loss and Improvement in Comorbidity: Differences at 5%, 10%, 15%, and Over. Curr Obes Rep, 2017. 6(2): 187-194, doi: 10.1007/s13679-017-0262y.
28. Alruwaili, H., B. Dehestani, and C.W.l. Roux, Clinical Impact of Liraglutide as a Treatment of Obesity. Clinical Pharmacology: Advances and Applications, 2021. 13: p. 53–60, doi: 10.2147/CPAA.S276085.
29. A Romero-Corral and S.M. Caples, Interactions Between Obesity and Obstructive Sleep Apnea Implications for Treatment. CHEST, 2010. 137(3): p. 711-719, doi: 10.1378/chest.09-0360.
30. Garcia, J.M., et al., Weight and metabolic effects of CPAP in obstructive sleep apnea patients with obesity. Respiratory Research, 2011. 12:80, doi: 10.1186/1465-9921-12-80.
31. Coughlin, S.R., et al., Cardiovascular and metabolic effects of CPAP in obese males with OSA. Eur Respir J, 2007. 29: p. 720–727, doi: 10.1183/09031936.00043306.
32. O'Donnell, C., et al., Liraglutide-Based Weight Loss versus CPAP Therapy in improving Sleep Quality and Quality of Life of Patients with Obstructive Sleep Apnoea - an Explorative, Proof of Concept Study. ERJ Open Research, 2023. 9: p. 110, doi:
10.1183/23120541.sleepandbreathing-2023.110.
33. Chen, B., et al., Effect of Continuous Positive Airway Pressure on Weight and Local Adiposity in Adults with Obstructive Sleep Apnea: A Meta-Analysis. Ann Am Thorac Soc, 2021. 18(10): p. 1717–1727, https://doi.org/10.1513/AnnalsATS.202101-060OC.