KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP GỐI TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO ĐỒNG THỜI HAI DÂY CHẰNG CHÉO BẰNG MẢNH GHÉP TỰ THÂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đứt đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối dễ gây tình trạng mất vững khớp gối và tổn thương thứ phát dẫn đến thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị. Phẫu thuật tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo bằng mảnh ghép tự thân cho kết quả cải thiện tốt chức năng khớp gối. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm mảnh ghép tự thân và kết quả chức năng khớp gối và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 36 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng khớp gối bằng mảnh ghép tự thân từ năm 2021-2023. Kết quả: Đường kính trung bình mảnh ghép gân cơ chân ngỗng và gân cơ mác dài lần lượt là 7,35±0,37mm và 7,71±0,42mm. Điểm Lysholm trung bình sau phẫu thuật đạt 86,42±6,13 điểm (68-96). Kết quả IKDC sau mổ đạt 13 bệnh nhân loại A, 19 bệnh nhân loại B và 04 bệnh nhân loại C. Sự tương quan rõ rệt giữa đường kính mảnh ghép và điểm Lysholm sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây hai chằng chéo an toàn, hiệu quả và cải thiện đáng kể chức năng khớp gối so với trước mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phục hồi chức năng khớp gối, tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo, mảnh ghép tự thân
Tài liệu tham khảo
2. Lê Hanh, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng, Phùng Văn Tuấn, Mai Đắt Việt và cộng sự. Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo hai dây chằng chéo khớp gối qua nội soi. Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam. 2015. Số đặc biệt, 180-185.
3. Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Mạnh Khánh. Đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học của gân mác dài ứng dụng trong tái tạo dây chằng chéo khớp gối. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023. 162(1), 229-236, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v162i1.1367.
4. Trần Quang Sơn. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. (44), 1-8.
5. Trần Hoàng Tùng, Đinh Công Thuỳ, Vũ Minh Hải. Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây chằng chéo trước và chéo sau bằng mảnh ghép gân mác dài đồng loại tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 521(1), 29-33, https://doi.org/10.51298/vmj.v521i1.3937.
6. Phạm Quang Vinh. Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài - ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2017.
7. Elmholt S. B, Nielsen T. G, Lind M. Fixed-loop vs. adjustable-loop cortical button devices for femoral fixation in ACL reconstruction - a systematic review and meta-analysis. J Exp Orthop. 2022. 9(1), 106-116, https://doi.org/10.1186/s40634-022-00544-1.
8. Jagadeesh, N., Dhawan, T., Sheik, F., Shivalingappa, V., & Dhawan Sr, T. Does hamstring graft size affect functional outcome and incidence of revision surgery after primary anterior cruciate ligament (ACL) reconstruction?. Cureus. 2022. 14(1), DOI: 10.7759/cureus.21158.
9. Lai, P. J., Wong, C. C., Chang, W. P., Liaw, C. K., Chen, C. H., et al. Comparison of two different types of hybrid Tibial fixations for anterior cruciate ligament reconstruction: a prospective comparative cohort study. BMC Musculoskelet Disord 23. 2022. 1096(2022), https://doi.org/10.1186/s12891-022-06057-3.
10. Miller S. L., Gladstone J. N. Graft selection in anterior cruciate ligament reconstruction. Orthop Clin North Am. 2002. 33 (4), 675-83, https://doi.org/10.1016/S0030-5898(02)00027-5.
11. Rougraff, B., Shelbourne, K. D., Gerth, P. K., & Warner, J. Arthroscopic and histologic analysis of human patellar tendon autografts used for anterior cruciate ligament reconstruction. Am J Sports Med. 1993. 21 (2), 277-84, https://doi.org/10.1177/036354659302100219.
12. Pandey, V., Madi, S., Thonse, C., Joseph, C., Rajan, D., et al. Trends in Primary Anatomical Single-Bundle Anterior Cruciate Ligament Reconstruction Practice in Adult Patients Prevalent Among Arthroscopy Surgeons of Six Southern States of India. Indian Journal of Orthopaedics.
2022. 56(10), 1703-1716, https://doi.org/10.1007/s43465-022-00719-z.
13. Panigrahi, R., Mahapatra, A. K., Priyadarshi, A., Das, D. S., Palo, N., et al. Outcome of simultaneous arthroscopic anterior cruciate ligament and posterior cruciate ligament reconstruction with hamstring tendon autograft: a multicenter prospective study. Asian journal of sports medicine. 2016. 7(1), https://doi.org/10.5812/asjsm.29287
14. Schützenberger, S., Keller, F., Grabner, S., Kontic, D., Schallmayer, D., et al. ACL reconstruction with femoral and tibial adjustable versus fixed-loop suspensory fixation: a retrospective cohort study. J Orthop Surg Res. 2022. 17(1), 244-251, https://doi.org/10.1186/s13018-022-03128-y.
15. Setyawan, R., Soekarno, N. R., Asikin, A. I. Z., & Rhatomy, S. Posterior Cruciate Ligament reconstruction with peroneus longus tendon graft: 2-Years follow-up. Annals of Medicine and Surgery. 2019. 43, 38-43, https://doi.org/10.1016/j.amsu.2019.05.009.