NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SUY YẾU Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU NĂM 2022-2023

Trần Cẩm Liên1,, Phạm Minh Thiên1, Trần Viết An1, Vương Hữu Tiến2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Sở Y tế tỉnh Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người cao tuổi bị suy yếu sẽ đối mặt với các nguy cơ như giảm nhận thức, té ngã, sống phụ thuộc, gia tăng chi phí điều trị các bệnh nền và thậm chí tử vong nếu không được nhận biết và xử trí một cách kịp thời. Tăng huyết áp gây ra các biến cố tàn phế, giảm cả chất lượng cuộc sống và khả năng vận động ở người cao tuổi, làm cho tình trạng suy yếu ngày càng trầm trọng hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm, tỷ lệ suy yếu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp nhập viện Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu trên 129 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có tăng huyết áp nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau từ năm 2022 đến năm 2023.  Kết quả: Tuổi trung bình các đối tượng nghiên cứu là 72,6 ± 8,6. Bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp bị suy yếu chiếm tỷ lệ cao là 84,5%. Nhóm tuổi cao, hút thuốc lá và đa bệnh lý có mối liên quan đến tình trạng suy yếu theo bộ câu hỏi GFI (Groningen Frailty Indicator) với p lần lượt là 0,01, 0,03 và 0,001. Kết luận: Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi có tăng huyết áp theo bộ câu hỏi GFI là 84,5%. Trong đó nhóm tuổi cao, hút thuốc lá và đa bệnh lý là có mối liên quan đến tình trạng suy yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benetos A., Petrovic M., Strandberg T. Hypertension Management in Older and Frail Older Patients. Circ Res. Mar 29 2019. 124(7), 1045-1060, https://doi.org/10.1161/CIRCRESAHA.118.313236.
2. Hội tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. 2018.
3. Dibello V., Zupo R., Sardone R., Lozupone M., Castellana F., et al. Oral frailty and its determinants in older age: a systematic review. Lancet Healthy Longev. Aug 2021. 2(8), 507520, https://doi.org/10.1016/S2666-7568(21)00143-4.
4. Nguyễn Ngọc Mai Phương, Tăng Thị Thu, Võ Yến Nhi, Thân Hà Ngọc Thể, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên và cộng sự. Tỉ lệ suy yếu ở người cao tuổi điều trị tại các khoa Nội bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh theo bộ câu hỏi Groningen, mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và nhân khẩu học suy yếu. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 296-302.
5. Huang E.Y.Z., Cheung J., Liu J.Y.W., Kwan R.Y.C., Lam S.C. Groningen Frailty IndicatorChinese (GFI-C) for pre-frailty and frailty assessment among older people living in communities: psychometric properties and diagnostic accuracy. BMC Geriatr. Oct 7 2022. 22(1), 788, https://doi.org/10.1186/s12877-022-03437-1.
6. Aprahamian I., Sassaki E., Dos Santos M.F., Izbicki R., Pulgrossi R.C., et al. Hypertension and frailty in older adults. J Clin Hypertens (Greenwich). Jan 2018. 20(1), 186-192, https://doi.org/10.1111/jch.13135.
7. Siriwardhana D.D., Hardoon S., Rait G. Weerasinghe M.C., Walters K.R. Prevalence of frailty and prefrailty among community-dwelling older adults in low-income and middleincome countries: a systematic review and meta-analysis. BMJ Open. 2018. 8 (3), e018195, https://doi.org/10.1136/bmjopen-2017-018195.
8. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên, Thân Hà Ngọc Thể, Nguyễn Thị An. Khảo sát tỷ lệ suy yếu và mối liên quan giữa suy yếu với kết cục lâm sàng ngắn hạn ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Bà Rịa. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2019. 23(2), 9-14.
9. Andrade J.M., Duarte Y.A.O., Alves L.C., Andrade F.C.D., Souza Junior P.R.B., et al. Frailty profile in Brazilian older adults: ELSI-Brazil. Rev Saude Publica. Oct 25 2018. 52 (2), 17, https://doi.org/10.11606/S1518-8787.2018052000616.
10. Li Y., Liu M., Miyawaki C.E. Sun X., Hou T., et al. Bidirectional relationship between subjective age and frailty: a prospective cohort study. BMC Geriatrics. 2021. 21(1), 395, https://doi.org/10.1186/s12877-021-02344-1.
11. Fu Z., Zhou T., Dong F., Li M., Lin X., et al. Secondhand smoke is positively associated with pre-frailty and frailty in non-smoking older adults. Front Psychiatry. 2022. 13, 1095254, https://doi.org/10.3389/fpsyt.2022.1095254.
12. Fried L.P., Tangen C.M., Walston J., Newman A.B., Hirsch C., et al. Frailty in older adults:
evidence for a phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. Mar 2001. 56(3), M146-56, https://doi.org/10.1093/gerona/56.3.m146.
13. Gale C.R., Baylis D., Cooper C., Sayer A.A. Inflammatory markers and incident frailty in men and women: the English Longitudinal Study of Ageing. Age (Dordr). Dec 2013. 35(6), 2493501, https://doi.org/10.1007/s11357-013-9528-9.
14. Espinoza S.E., Quiben M., Hazuda H.P. Distinguishing Comorbidity, Disability, and Frailty. Curr Geriatr Rep. 2018. 7(4), 201-209, https://doi.org/10.1007/s13670-018-0254-0.