VAI TRÒ CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Đoàn Đức Nhân1,, Danh Minh Sung2, Võ Minh Phương1, Nguyễn Việt Thu Trang1, Danh Thái Châu2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn là một bệnh lý phổ biến tại các khoa hồi sức tích cực với tỉ lệ tử vong cao khoảng 40-60%. Việc điều trị bệnh lý này là một thách thức lớn đòi hỏi nhiều biện pháp khác nhau. Nồng độ lactate máu là một chỉ số phản ánh gián tiếp tình trạng tưới máu của các cơ quan trong nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Độ thanh thải lactate là một phương pháp giúp theo dõi sự phục hồi tưới máu mô và kết quả của hồi sức chống sốc, góp phần cải thiện hiệu quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 130 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả: Tỉ lệ tử vong là 60,8%. Nồng độ lactate máu có trung vị là 5,48mmol/L. Có sự khác biệt rõ về độ thanh thải lactate giữa nhóm sống và nhóm tử vong khi nhóm sống có độ thanh thải lactate cao hơn so với nhóm tử vong. Độ thanh thải lactate ở thời điểm 6 giờ và 12 giờ sau nhập viện có diện tích dưới đường cong lần lượt là 0,809 và 0,847 với p<0,001. Điểm cắt tối ưu của độ thanh thải lactate sau 6 giờ nhập viện là -1,76% (độ nhạy 82,3% và độ đặc hiệu 78,4%) và sau 12 giờ nhập viện là -10,56% (độ nhạy 86,1% và độ đặc hiệu 86,3%). Kết luận: Độ thanh thải lactate sau nhập viện 6 giờ và 12 giờ có ý nghĩa trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhận sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế. 2015. 73.
2. Singer M., Deutschman C., Seymour C., et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016. 315(8), 801-810, doi: 10.1001/jama.2016.0287.
3. Dương Thiện Phước, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Tấn Đạt. Nghiên cứu nguyên nhân, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị choáng nhiễm trùng tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2018. 11-12, 1-8.
4. Nguyễn Viết Quang Hiển. Nghiên cứu giá trị của presepsin huyết tương trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn. Luận án tiến sĩ y học. Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108. 2019.
5. Lâm Phương Thúy. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn có lọc máu liên tục tại Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ năm 20202021. Luận văn Chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 42.
6. Trương Dương Tiển, Phạm Thị Ngọc Thảo, Đỗ Quốc Huy, Đặng Vạn Phước. Nghiên cứu vai trò độ thanh thải lactate máu động mạch trong điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2017. 454(1), 264-268.
7. Bùi Thị Hương Giang. Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Khoa Hà Nội. 2016, 65.
8. Lê Hồ Tiến Phương, Phạm Thị Ngọc Dao, Mai Văn Muống. Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu trên bệnh nhân nhiễm trung huyết và sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 42, 231-232.
9. Đoàn Đức Nhân, Ngô Văn Truyền. Nồng độ cortisol máu và kết quả bổ sung glucocorticoid trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy thượng thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực- Chống độc bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020. 26, 75-82.
10. Marty P., Roquilly, A., Vallee, F., et al. Lactate clearance for death prediction in severe sepsis or septic shock patients during the first 24 hours in Intensive Care Unit: an observational study. Ann Intensive Care. 2013. 3(1), 3, doi: 10.1186/2110-5820-3-3.