NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CHỨNG THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN HẬU NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2022-2023

Nguyễn Văn Thảo1,, Nguyễn Văn Khoe2, Ngô Hoàng Toàn3, Lê Văn Minh3
1 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Những người nhiễm Covid-19 mắc phải một loạt biến chứng thần kinh quan trọng sau Covid-19. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ và yếu tố liên quan đến biến chứng thần kinh ở bệnh nhân hậu nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 345 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân hậu nhiễm Covid-19 có biến chứng thần kinh chiếm tỷ lệ 48,7%. Tỉ lệ biến chứng thần kinh cụ thể như sau: Mệt mỏi 32,8%, sương mù não 6,1%, đau đầu 11%, mất ngủ 1,4%, suy giảm nhận thức 3,8%, chóng mặt 2,9%, yếu cơ 2,3%, đau cơ 27,8%, giảm khứu giác 26,1%, giảm vị giác 20,9%, mất thính lực/ù tai 2,3%, đột quỵ 4,9%, động kinh 0,3% và Hội chứng Guillain - Barré 0%. Qua phân tích đơn biến, chúng tôi tìm được bảy yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan với biến chứng thần kinh ở bệnh nhân hậu nhiễm Covid 19: tuổi, giới tính, nơi cư trú, chỉ số khối cơ thể (BMI), tiêm ngừa vaccin chống Covid-19, bệnh nhân có tiền sử nhiễm Covid-19 nặng trước đó, bệnh nền. Kết luận: Mệt mỏi là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19. Các yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, nơi cư trú, chỉ số khối cơ thể, tiêm ngừa vaccin chống Covid-19, bệnh nhân có tiền sử nhiễm Covid-19 nặng trước đó, bệnh nền có liên quan đến các biến chứng hậu nhiễm COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chang D, Lin M, Wei L et al. Epidemiologic and Clinical Characteristics of Novel Coronavirus Infections Involving 13 Patients Outside Wuhan, China., JAMA. 2020. 323(11), 1092-1093, doi: 10.1001/jama.2020.1623.
2. Huang C, Wang Y, Li X et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. Lancet. 2020. 395(10223), 497-506, doi: 10.1016/S0140-6736(20)30183-5.
3. Liu Y, Gayle AA, Wilder-Smith A et al. The reproductive number of Covid-19 is higher compared to SARS coronavirus. J Travel Med. 2020. 27(2), taaa021, doi: 10.1093/jtm/taaa021.
4. Taquet M, Geddes JR, Husain M et al. 6-month neurological and psychiatric outcomes in 236379 survivors of Covid-19: a retrospective cohort study using electronic health records. Lancet Psychiatry. 2021. 8(5), 416-427, doi: 10.1016/S2215-0366(21)00084-5.
5. Dapeng Li, Xuejiao Liao, Zhenghua Ma et al. Clinical status of patients 1 year after hospital discharge following recovery from Covid-19: a prospective cohort study. Annals of Intensive Care. 2022. 12(1), 64, doi: 10.1186/s13613-022-01034-4.
6. Pilotto A, Cristillo V, Cotti Piccinelli S et al. Long-term neurological manifestations of Covid19: prevalence and predictive factors. Neurol Sci. 2021. 42(12), 4903–4907, doi: 10.1007/s10072-021-05586-4.
7. Zhang X, Wang F, Shen Y et al. Symptoms and health outcomes among survivors of Covid-19 infection 1 year after discharge from hospitals in Wuhan, China. JAMA Netw Open. 2021. 4(9), e2127403, doi: 10.1001/jamanetworkopen.2021.27403.
8. Waasila Jassat, Caroline Mudara, Caroline Vika et al. A cohort study of post-Covid-19 condition across the Beta, Delta, and Omicron waves in South Africa: 6-month follow-up of hospitalized and nonhospitalized participants. International Society for Infectious Diseases. 2023. 128, 102111, doi: 10.1016/j.ijid.2022.12.036.
9. Nashwa Radwan, Nagla Mahmoud, Abdullah Alkattan et al. Neurological Associations Among Covid-19 Patients: A Systematic Review and Meta-Analysis. Dr. Sulaiman Al Habib Medical Journal. 2022. 4, 53-63, doi:10.1007/s44229-022-00010-1.