KẾT QUẢ CỦA SỰ PHỐI HỢP ĐỒNG THỜI PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT VÀ NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI TÚI MẬT KÈM SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 – 2023

Đinh Đức Thịnh1,, Nguyễn Văn Hai1, Đoàn Tiến Mỹ2, Hồ Thu Hương3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ mắc sỏi mật trung bình là 10 - 20% dân số thế giới và khoảng 20% trường hợp mắc có triệu chứng. Tỷ lệ sỏi túi mật có sỏi ống mật chủ kèm theo chiếm khoảng 5 - 15%. Điều trị tối ưu là phối hợp đồng thời phẫu thuật nội soi cắt túi mật và nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ bằng phương pháp phối hợp đồng thời phẫu thuật nội soi cắt túi mật và nội soi mật tụy ngược dòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca bệnh trên 30 bệnh nhân sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ được điều trị bằng phương pháp phối hợp đồng thời phẫu thuật nội soi cắt túi mật và nội soi mật tụy ngược dòng tại khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,9 ± 16,29 (31 - 89), tỷ lệ nữ/nam là 2,75/1. Tỷ lệ thành công 100%. Tỷ lệ sạch sỏi lần đầu đạt 96,67%. Thời gian nội soi mật tụy ngược dòng trung bình là 31,53 ± 9,34 phút. Thời gian phẫu thuật nội soi cắt túi mật trung bình là 63,77 ± 26,32 phút. Tỷ lệ biến chứng viêm tuỵ cấp chiếm 6,67%. Tỷ lệ biến chứng rò mật chiếm 3,33%. Kết luận: Phối hợp đồng thời phẫu thuật nội soi cắt túi mật và nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ an toàn, hiệu quả, tỷ lệ sạch sỏi cao.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kedia P. and Tarnasky P. R. Endoscopic Management of Complex Biliary Stone Disease. Gastrointest Endosc Clin N Am. 2019. 29(2), 257-275, doi: 10.1016/j.giec.2018.11.004
2. González J. E. B., Peña R. T., Torres J. R., Alfonso M. Á. M., Quintanilla R. B., et al. Endoscopic versus laparoscopic treatment for choledocholithiasis: a prospective randomized controlled trial. Endosc Int Open. 2016, 4(11), 1188-1193, doi: 10.1055/s-0042-116144.
3. Nguyễn Văn Định, Nguyễn Tuấn và Nguyễn Ngọc Thao. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt túi mật nội soi sau nội soi mật tụy ngược dòng, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2019, 23(1), 195-200.
4. Lyu Y., Cheng Y., Li T., Cheng B., Jin X. Laparoscopic common bile duct exploration plus cholecystectomy versus endoscopic retrograde cholangiopancreatography plus laparoscopic cholecystectomy for cholecystocholedocholithiasis: a meta-analysis. Surg Endosc. 2019, 33(10), 3275-3286, doi: 10.1007/s00464-018-06613-w.
5. Ricci C., Pagano N., Taffurelli G., Pacilio C.A., Migliori M., et al. Comparison of Efficacy and Safety of 4 Combinations of Laparoscopic and Intraoperative Techniques for Management of Gallstone Disease With Biliary Duct Calculi: A Systematic Review and Network Meta-analysis. JAMA Surg. 2018, 153(7), 181167, doi: 10.1001/jamasurg.2018.1167.
6. Sử Quốc Khởi, Nguyễn Tấn Cường, Trương Công Thành, Đào Xuân Cường, Danh Canh. Bước đầu đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi tiêu hóa (ERCP) trong mổ, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2013,17(6), 316-320.
7. Muhammedoglu B. and Kale I. T. Comparison of the safety and efficacy of single-stage endoscopic retrograde cholangiopancreatography plus laparoscopic cholecystectomy versus two-stage ERCP followed by laparoscopic cholecystectomy six-toeight weeks later: A randomized controlled trial. Int J Surg. 2020, 76, 37-44, doi: 10.1016/j.ijsu.2020.02.021.
8. Haraldsson E., Kylänpää L., Grönroos J., Saarela A., Toth E. Macroscopic appearance of the major duodenal papilla influences bile duct cannulation: a prospective multicenter study by the Scandinavian Association for Digestive Endoscopy Study Group for ERCP. Gastrointest Endosc. 2019, 90(6), 957-963, doi: 10.1016/j.gie.2019.07.014.
9. Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Khắc Vui và Nguyễn Đức Vũ (2019). Kết quả bước đầu nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Tạp chí Y học Việt Nam. 2019, 478(2), 17-21.
10. Kedia P. and Tarnasky P. R. Endoscopic Management of Complex Biliary Stone Disease. Gastrointest Endosc Clin N Am. 2019, 29(2), 257-275, doi: 10.1016/j.giec.2018.11.004.
11. Cheng Y., Xiong X. Z., Wu S.J., Lu J., Lin Y. X., et al. Carbon dioxide insufflation for endoscopic retrograde cholangiopancreatography: A meta-analysis and systematic review. World J Gastroenterol. 2012, 18(39), 5622-5631, doi: 10.3748/wjg.v18.i39.5622.
12. Inoue K., Ueno T., Douchi D., Shima K., Got S., et al. Risk factors for difficulty of laparoscopic cholecystectomy in grade II acute cholecystitis according to the Tokyo guidelines 2013. BMC Surgery. 2017, 17(1), 11, doi: 10.1186/s12893-017-0319-6.
13. Thomas P. R. and Sengupta S. Prediction of pancreatitis following endoscopic retrograde cholangiopancreatography by the 4-h post procedure amylase level. J Gastroenterol Hepatol. 2001, 16(8), 923-6, doi: DOI: 10.1046/j.1440-1746.2001.02547.x
14. La Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả lấy sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tuỵ ở bệnh nhân trên 15 tuổi tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2013, 64-68.
15. Reid J., Dolan R., Patel M., Fleming R., Young D., et al. Size of common bile duct stones on MRCP predicts likelihood of positive findings at ERCP. Surgeon. 2017,15(3), 119-122, doi: 10.1016/j.surge.2015.11.001.