NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG EU-TIRADS 2017 TRONG PHÂN TẦNG NGUY CƠ ÁC TÍNH CỦA NỐT GIÁP TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2021-2023

Võ Huỳnh Như1,, Nguyễn Phước Bảo Quân2, Phạm Đoàn Ngọc Tuân2, Phạm Thị Anh Thư1, Nguyễn Hoàng Ẩn 2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương dạng nốt giáp phổ biến trong dân số, tần suất lên đến 68% trong siêu âm ngẫu nhiên ở người lớn và hầu hết là tổn thương lành tính. Siêu âm và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là hai phương pháp quản lý chính. Hiện nay, trên thế giới có nhiều hệ thống TIRADS phân loại nốt giáp dựa trên các đặc điểm siêu âm. Hệ thống EU-TIRADS tập trung vào các đặc điểm ác tính chính giúp dễ tiếp cận nhưng không giảm đi giá trị, đã được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều quốc gia và Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh, đánh giá tổn thương nốt giáp trên siêu âm theo hệ thống EU-TIRADS2017 và khảo sát giá trị qua đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân siêu âm mô tả theo hệ thống TIRADS, được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Qua nghiên cứu 210 tổn thương nốt tuyến giáp trên 135 bệnh nhân, phát hiện tỷ lệ nam/nữ là 1/7, độ tuổi trung bình là 44 tuổi, kích thước trung bình là 21mm và các đặc điểm chiếm tỷ lệ cao gồm: thành phần hỗn hợp, giảm âm, bờ đều, hình bầu dục và không có nốt hồi âm. Đối chiếu hệ thống EU-TIRADS với mô bệnh học, tỷ lệ tổn thương theo các nhóm EU-TIRADS 2, 3, 4, 5 lần lượt là 3%, 35%, 29% và 33% với tỷ lệ ác tính tương ứng của mỗi nhóm lần lượt là 0%, 4,3%, 39,7% và 56%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính, độ chính xác trong phân biệt tổn thương lành tính và ác tính lần lượt là 96%, 81%, 86%, 94% và 89%. Kết luận: Hệ thống EU-TIRADS2017 có giá trị trong đánh giá các tổn thương dạng nốt tuyến giáp, đặt biệt là phân loại TIRADS 5.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Noto, B., et al. (2020), Prevalence of hyperfunctioning thyroid nodules among those in need of fine needle aspiration cytology according to ATA 2015, EU-TIRADS, and ACR-TIRADS, European Journal of Nuclear Medicine, 1-9.
2. Xing, M., et al. (2013), Association between BRAF V600E mutation and mortality in patients with papillary thyroid cancer, Jama. 309(14), 1493-1501.
3. Ross, D.S. (2002), Nonpalpable thyroid nodules—managing an epidemic, The Journal of Clinical Endocrinology Metabolism. 87(5),1938-1940.
4. Trimboli, P. and C. Durante (2020), Ultrasound risk stratification systems for thyroid nodule: between lights and shadows, we are moving towards a new era, Endocrine, tr. 1-4.
5. Hoang, J.K., et al. (2018), Reduction in thyroid nodule biopsies and improved accuracy with American College of Radiology Thyroid Imaging Reporting and Data System, Radiology. 287(1), tr. 185-193.
6. Castellana, M., et al. (2020), Performance of EU-TIRADS in malignancy risk stratification of thyroid nodules: a meta-analysis, European Journal of Endocrinology. 183(3), tr. 255-264.
7. Haugen, B.R., et al. (2016), 2015 American Thyroid Association management guidelines for adult patients with thyroid nodules and differentiated thyroid cancer: the American Thyroid Association guidelines task force on thyroid nodules and differentiated thyroid cancer, Thyroid. 26(1), tr. 1-133.
8. Russ, G., et al. (2017), European Thyroid Association guidelines for ultrasound malignancy risk stratification of thyroid nodules in adults: the EU-TIRADS, European Thyroid Journal. 6(5), tr. 225-237.
9. Xiao, F., et al. (2023), Multimodality US versus Thyroid Imaging Reporting and Data System Criteria in Recommending Fine-Needle Aspiration of Thyroid Nodules, Radiology. 307(5).
10. Molina-Vega, M., et al. (2019), Clinical and Ultrasound Thyroid Nodule Characteristics and Their Association with Cytological and Histopathological Outcomes: A Retrospective Multicenter Study in High-Resolution Thyroid Nodule Clinics, Journal of Clinical Medicine. 8(12), tr. 2172.
11. Kovatcheva, R.D., et al. (2021), Evaluation of the diagnostic performance of EU-TIRADS in discriminating benign from malignant thyroid nodules: a prospective study in one referral center, European Thyroid Journal. 9(6), tr. 304-312.
12. Xu, T., et al. (2019), Validation and comparison of three newly-released Thyroid Imaging Reporting and Data Systems for cancer risk determination, Endocrine. 64, tr. 299-307.
13. Skowrońska, A., et al. (2018), Accuracy of the European Thyroid Imaging Reporting and Data System (EU-TIRADS) in the valuation of thyroid nodule malignancy in reference to the postsurgery histological results, Polish Journal of Radiology. 83, tr. 577-584.
14. Hekimsoy, I., et al. (2021), Diagnostic performance rates of the ACR-TIRADS and EUTIRADS based on histopathological evidence, Diagnostic and Interventional Radiology. 27(4), 511.