ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH CỦA THỦNG TIÊU HÓA DO DỊ VẬT TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ SÀI GÒN

Phạm Minh Quang 1,
1 Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là một trong những cấp cứu bụng ngoại khoa không thường gặp với triệu chứng lâm sàng mơ hồ và đa dạng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán ban đầu. Cắt lớp vi tính là phương tiện hình ảnh có giá trị nhất trong chẩn đoán chính xác trước mổ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của dị vật gây thủng đường tiêu hóa. Khảo sát giá trị đặc điểm hình ảnh trong chẩn đoán thủng đường tiêu hóa do dị vật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt trường hợp phẫu thuật hoặc nội soi để lấy dị vật gây thủng đường tiêu hóa tại Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn từ 01/2020 đến 07/2022. Tất cả các trường hợp được thu thập hình ảnh và đặc điểm lâm sàng từ bệnh án điện tử. Kết quả: Trong 30 trường hợp, nhóm tuổi thường gặp nhất là trên 40 tuổi với tỉ lệ 70%. Không ghi nhận trường hợp thủng thực quản, 30 trường hợp đều nằm ở dạ dày – ruột. 23,3% trường hợp được chẩn đoán có dị vật trong ổ bụng trước khi chụp cắt lớp vi tính. Loại dị vật thường gặp nhất là xương cá (83,3%). Độ nhạy chẩn đoán dị vật của siêu âm bụng, X-quang bụng không chuẩn bị và Cắt lớp vi tính lần lượt là 8,7%, 33,3% và 100%. Tụ khí tự do cạnh ống tiêu hóa khi kết hợp cùng mất liên tục thành giúp chẩn đoán vị trí thủng với giá trị tiên đoán dương 94,4% và độ đặc hiệu 83,3%. Kết luận: Thủng đường tiêu hóa do dị vật là cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng đa dạng. Cắt lớp vi tính với độ nhạy 100% và kết hợp các đặc điểm như mất liên tục thành và khí cạnh ống tiêu hóa giúp giá trị tiên đoán dương đạt 94,4% và độ đặc hiệu 83,3%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hunter T. B., Taljanovic M.S. Foreign bodies. Radiographics. 2003. 23 (3), 731-757,
10.1148/rg.233025137.
2. Tôn Long Hoàng Thân, Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Phương Loan. Đặc điểm hình ảnh Xquang cắt lớp vi tính của thủng đường tiêu hóa do dị vật. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 23 (1), 120-125.
3. Chữ Ngọc Bình, Đặng Hanh Biên. Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Việt Nam-Cu ba từ 1/2004-6/2008. Tạp chí Tai Mũi Họng. 2008. 4(8), 23-26.
4. Trần Phương Nam, Nguyễn Tư Thế. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị dị vật thực quản tại bệnh viện Trung ương Huế. Trường Đại học Y Dược Huế. 2009. 34-36.
5. Goh B., Chow P., Quah H., Ong H.S, Eu K., et al. Perforation of the gastrointestinal tract secondary to ingestion of foreign bodies. World J Surg. 2006. 30 (3), 372-7, DOI:10.1007/s00268-005-0490-2.
6. Coulier B., Tancredi M., Ramboux A. Spiral CT, and multidetector-row CT diagnosis of perforation of the small intestine caused by ingested foreign bodies. Eur Radiol. 2014. 14, 19181925, DOI: 10.1007/s00330-004-2430-1.
7. Ma J., Kang D.K., Bae I.I., Park K.J., Sun J.S. Value of MDCT in diagnosis and management of esophageal sharp or pointed foreign bodies according to level of esophagus. AJR Am J Roentgenol. 2013. 201 (5), W707-11, DOI:10.2214/AJR.12.8517.
8. Carvalho R., Martins I., Pereira I., Lopes I., Pacheco H., et al. MDCT findings in gastrointestinal perforation caused by ingested dietary foreign bodies. European Congress of Radiology. 2015, C-2177, Doi:10.1594/ecr2015/C-2177.