KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ NĂM 2022

Đỗ Quốc Từ1, Trần Thị Nhật Anh1, Trần Thị Mỹ Dung1, Phạm Bá Điền1, Đặng Nguyễn Diệu Linh1, Lê Minh Hoàng1, Lê Ngọc Diễm1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng kháng thuốc cũng như tác dụng phụ mà thuốc Tây y mang lại ngày càng nhiều, một ví dụ về nghiên cứu của Đặng Thị Soa và cộng sự cho thấy Steptococcus pneumoniae đề kháng với Peniciline 14%, E. Coli tỷ lệ kháng cao với Peniciline, Tetracycline, điều này làm nhu cầu chuyển hướng sang sử dụng thuốc Y học cổ truyền đang ngày một tăng lên. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thái độ tích cực và thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc Y học cổ truyền của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 301 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng sử dụng thuốc YHCT trước khi nhập viện chiếm 75,4%, trong đó sử dụng thuốc thang chiếm tỷ lệ cao nhất (44%); tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc Y học cổ truyền tại bệnh viện là 99,3%, trong đó viên bao, viên nang chiếm tỷ lệ cao nhất 49%. Tình trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền trước khi nhập viện của đối tượng nghiên cứu có mối liên quan với hiệu quả điều trị và tần suất nhập viện. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng thuốc Y học cổ truyền của các bệnh nhân trước khi nhập viện và trong khi điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ năm 2022 ở mức cao (>75%). 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Thị Soa, Vũ Thị Thủy, Trần Thị Oanh, Hồ Thị Dung, Hoàng Thị Thùy Dương, và cộng sự. Tổng quan về tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây bệnh trên lâm sàng tại việt nam từ 2017- 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 519(1), 309- 313.
2. Nguyễn Ngọc Tâm, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ. Tình hình khám chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền tại các trạm y tế của quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ năm 2018. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2018. 8, 12 – 14.
3. Nguyễn Thị Lệ, Nguyễn Văn Tý, Phạm Thị Hồng Diễm. Khảo sát kiến thức và thái độ sử dụng thuốc y học cổ truyền của người dân tại trạm y tế xã định trung từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2017. Nghiên cứu của Bệnh viện đa khoa huyện Bình Đại, Sở Y tế Bến Tre. 2017.
4. Chu Quốc Trường, Ngô Huy Minh. Thực trạng sử dụng y học cổ truyền của người dân ở một huyện miền núi tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam. 2003. 9, 13-15+40.
5. Phạm Vũ Khánh, Phan Thị Hoa. Nghiên cứu thực trạng sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại ba tỉnh phía Bắc. Tạp chí y học thực hành. 2008. 12, 44 – 48.
6. Hồ Thị Bảo Yến. Nhu cầu sử dụng thuốc Y học cổ truyền trong điều trị một số bệnh mạn tính của người dân và khả năng đáp ứng của thầy thuốc trên địa bàn một số xã thuộc huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. 2017.
7. Nguyễn Ngọc Tâm. Tình hình sử dụng thuốc Y học cổ truyền và diễn biến kết quả điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2013. Luận văn chuyên khoa cấp I. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2014.
8. Nguyễn Đình Thuyên. Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc và giải pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.