NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ TỪ 25 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU CẦN THƠ

Hứa Thành Nhân1,, Ngô Văn Truyền2
1 Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất trong thai kỳ. Những thai phụ từ 25 tuổi trở lên nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn thai phụ trẻ nên cần chú ý hơn nữa. Các yếu tố nguy cơ ĐTĐTK bao gồm tuổi, BMI, số lần mang thai, tiền sử sinh con to, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ từ 25 tuổi trở lên tại bệnh viện Quốc Tế Phương Châu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 271 thai phụ từ 25 tuổi trở lên khám tại bệnh viện Quốc Tế Phương Châu Cần Thơ từ tháng 7/2022-5/2023 thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ở tuổi thai từ 24 đến 28 tuần. Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTK là 25,8% (70/271), các yếu tố liên quan bao gồm: BMI trước khi mang thai ≥23 (OR = 3,49, KTC 95%: 1,91-6,37, p<0,001), tuổi thai phụ ≥35 (OR = 1,91, KTC 95%: 1,01-3,59, p=0,045) và sống ở thành thị mắc ĐTĐTK cao hơn ở nông thôn (OR = 2,25, KTC: 1,21-4,19, p=0,011). Kết luận: Cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ thường qui tại các cơ sở y tế cho tất cả thai phụ nhất là thai phụ >25 tuổi, thừa cân béo phì BMI>23 và sống thành thị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee, Kai Wei, et al. Prevalence and risk factors of gestational diabetes mellitus in Asia: a systematic review and meta-analysis, BMC pregnancy and childbirth. 2018. 18(10), 1-20. https://doi.org/10.1186/s12884-018-2131-4.
2. Hội nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam (2018), Đái tháo đường thai kỳ, khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, 1, tr. 121-137.
3. ACOG. Gestational Diabetes Mellitus”, ACOG Practice Guidelines, Bulletin. 2018. 190(1), 1-16.
4. Nguyễn Thị Quyên. Nghiên cứu tình hình, đánh giá kết quả quản lý và tuân thủ điều trị đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2019-2020, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020.
5. ADA. Standards of medical care in diabetes, Diabetes Care, 2022. 45(1), 14-192. https://doi.org/10.2337/dc22-Sint.
6. Ngũ Quốc Vĩ. Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ điều trị đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019.
7. Nguyễn Thị Phương Yến. Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2021. 44, 36-43
8. Huỳnh Ngọc Duyên, Bùi Chí Thương. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện sản nhi Cà Mau, Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2019.23(2), tr. 95 – 100.
9. Zhu Y. Prevalence of Gestational Diabetes and Risk of Progression to Type 2 Diabetes: a Global Perspective, Curr Diab Rep, 2016. 16(1), 1-11. doi: 10.1007/s11892-015-0699-x.
10. Al-Rifai RH, Abdo NM, et al. Prevalence of Gestational Diabetes Mellitus in the Middle East and North Africa, 2000-2019: A Systematic Review, Meta-Analysis, and Meta-Regression.
Front Endocrinol (Lausanne), 2021. 12, 1-27. doi: 10.3389/fendo.2021.668447.