CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Trần Trung Kiên1,, Lê Thanh Vũ2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư được xem là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả điều trị. Đánh giá chất lượng cuộc sống không chỉ giúp ích cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư mà từ đó Ban lãnh đạo và các khoa phòng có các chính sách, tổ chức hoàn thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 154 bệnh nhân ung thư đang điều trị tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023. Chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào thang đo chất lượng cuộc sống phiên bản 3.0 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC QLQ-30). Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống sức khỏe tổng quát là 55,6 ± 23,9. Điểm trung bình lĩnh vực chức năng, lĩnh vực triệu chứng và khó khăn tài chính lần lượt là 61,3 ± 29,9; 40,1 ± 24,4 và 45,8 ± 19,3. Nhóm tuổi >60 có điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất là 47,5 (p<0,05), chỉ số chất lượng cuộc sống chung ở giai đoạn I, II, III, IV lần lượt là 68,7; 61,2; 49; 41,4 (p<0,05). Các lĩnh vực như kinh tế bản thân, gia đình đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống(p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống trung bình của người bệnh ở mức trung bình. Trình độ học vấn, khó khăn tài chính, giai đoạn bệnh là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferley J, Siegel R.L. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries, CA: Cancer J Clin, 2021. 71(3), 209-249. http://doi: 10.3322/caac.21660.
2. Nguyễn Thành Lam, Hà Mạnh Phương, Vi Trần Doanh, và cộng sự. Tình trạng đau và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ tháng 1- 6 năm 2019. Tạp chí thần kinh học Việt Nam số 28. 2019.
3. Nguyễn Thị Thanh Phương. Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2013, Trường Đại học Y tế Công Cộng. 2014.
4. EORTC QLQ-C30 Scoring Manual. third edition, 2001. 5-8.
5. Nguyễn Việt Phương, Lê Thanh Vũ, Phạm Ngọc và cộng sự. Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư sau hóa trị. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022. 49, 105 112, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i49.222.
6. Vũ Thị Thu, Phạm Đình Phúc, Đào Công Ba và cộng sự. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư tại khoa nội tổng hợp, Bệnh viện trung ương quân đội 108. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, 2022. 17(DB8) https://doi.org/10.52389/ydls.v17iDB8.1332.
7. Hoàng Thị Quỳnh, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Võ Đức Hiếu. Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư đang điều trị tại các khoa nội bệnh viện ung bướu TP.HCM. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2017. 21 (1), 149 - 158.
8. Trần Văn Hùng, Nguyễn Duy Phong &Trịnh Thị Thu Thủy. Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của người bệnh ung thư đang được điều trị tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 2019. 3(03),16-27. SKPT_19_028.
9. Keum-Soon Kim &So-Hi Kwon. Comfort and quality of life of cancer patients, Asian Nurs Res (Korean Soc Nurs Sci), 2007. 1(2), 125-135. http:// doi: 10.1016/S1976-1317(08)60015-8. Epub 2008 Dec 9.