GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA CHỈ SỐ VIS Ở BỆNH NHI SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC-CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Nguyễn Trường Giang1,, Nguyễn Văn Toàn1, Phạm Cao Tiến Dũng1, Phan Minh Nhựt1, Phan Việt Hưng1, Phạm Minh Quân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn là một hội chứng lâm sàng thường gặp tại các đơn vị chăm sóc tích cực nhi. Điểm số vận mạch sử dụng các thuốc vận mạch và tăng co bóp cơ tim để tiên lượng tử vong, thời gian nằm ICU và thời gian thở máy ở các trẻ sốc nhiễm khuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đánh giá hiệu quả điều trị và xác định mối liên quan giữa điểm số vận mạch với tiên lượng bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực-chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 44 trẻ được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và có sử dụng thuốc vận mạch trong khoảng thời gian từ tháng 1/2021 đến 1/2022 tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Tỷ lệ trẻ có sốt, thở nhanh, hạ huyết áp, tiêu chảy, li bì lần lượt là 58,5%, 90,3%, 83,9%, 43,6%, 61,5%. Đa số ổ nhiễm trùng đường tiêu hóa (70%). Kết quả điều trị: 100% trường hợp SNK sử dụng vận mạch. Epinephrine được sử dụng nhiều nhất (78%). Tỷ lệ tử vong là 68,3%, cao ở trẻ từ 60-143 tháng tuổi, trẻ nam. Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm VIS: VIS tại thời điểm 12h và 24h có khả năng phân tách tốt nhất với ROC lần lượt là 0,712 (KTC 95%: 0,549-0,842) và 0,695 (KTC 95%: 0,532-0,829). Kết luận: Trẻ sốc nhiễm khuẩn thường sốt, thở nhanh, hạ huyết áp, tiêu chảy, li bì, đa số từ đường tiêu hóa. VIS tại thời điểm 12h và 24h có khả năng phân tách tốt nhất. VIS tại thời điểm 24h và 48h có tương quan tuyến tính nghịch với thời gian nằm ICU dài ngày có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Haque Anwarul, Siddiqui N. R., Munir O., et al. Association between vasoactive-inotropic score and mortality in pediatric septic shock. Indian pediatrics. 2015. 52 (4), 311-313, https://doi.org/10.1007/s13312-015-0630-1.
2. McIntosh Amanda M., Tong Suhong, Deakyne Sara J., et al. Validation of the vasoactiveinotropic score in pediatric sepsis. Pediatric Critical Care Medicine. 2017. 18 (8), pp. 750. 3. Nguyễn Thị Minh Ngọc. Khảo sát tỷ lệ dư dịch và điểm số vận mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 6/2018 đến 4/2019. Luận ăn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. Đại học Y dược TPHCM. 2019.
4. Nguyễn Thị Ngọc Tú. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (2019-2021). Luận án Tiến sĩ y học, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương. 2022.
5. Thái Bằng Giang. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự phòng bằng Fluconazole trên trẻ đẻ non, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội. 2021.
6. Trần Diệu Linh. Một số nhận xét về tình hình nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Tạp chí phụ sản. 2015. 13 (2A), 118–121.
7. Gaies Michael G., Gurney James G., Yen Alberta H., et al. Vasoactive–inotropic score as a predictor of morbidity and mortality in infants after cardiopulmonary bypass. Pediatric critical care medicine. 2010. 11 (2), 234-238, https://doi.org/ 10.1097/PCC.0b013e3181b806fc.
8. Dauhan Aileen Clarissa, Lubis Aridamuriany Dwiputri, Lubis Munar. Vasoactive-inotropic score for early detection and mortality prediction of sepsis in children. The Indonesian Biomedical Journal. 2021. 13 (1), 34-39.
9. Kallekkattu Dipu, Rameshkumar Ramachandran, Chidambaram Muthu, et al. Threshold of Inotropic Score and Vasoactive–Inotropic Score for Predicting Mortality in Pediatric Septic Shock. Indian Journal of Pediatrics. 2022. 89 (5), 432-437, https://doi.org/ 10.1007/s12098021-03846-x.