GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH TỬ CUNG DỰ BÁO TIỀN SẢN GIẬT Ở THAI PHỤ 14-28 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tiền sản giật là một trong những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe ở phụ nữ mang thai. Siêu âm Doppler đo động mạch tử cung ở ba tháng giữa thai kỳ là phương pháp giúp tiên lượng khả năng xảy ra tiền sản giật ở thai phụ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của siêu âm Doppler động mạch tử cung ở thai phụ 14-28 tuần trong dự báo tiền sản giật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 187 thai phụ có tuổi thai từ 14-28 tuần, đến khám thai tại phòng khám Sản Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Khám lâm sàng, đo Doppler động mạch tử cung 2 bên theo hướng dẫn của ISOUG năm 2018. Theo dõi thai kỳ và đánh giá kết quả tiền sản giật. Kết quả: Chỉ số PI của siêu âm Doppler động mạch tử cung dự báo tiền sản giật có độ nhạy 31,9%; độ đặc hiệu là 95%; giá trị tiên đoán dương là 68,1%; giá trị tiên đoán âm là 80,6%. Chỉ số RI của siêu âm Doppler động mạch tử cung dự báo tiền sản giật có độ nhạy: 89,3%; độ đặc hiệu là 79,2%; giá trị tiên đoán dương là 59,1%; giá trị tiên đoán âm là 95,6%. Giá trị của S/D động mạch tử cung có độ nhạy 76,5%; độ đặc hiệu là 84,2%; giá trị tiên đoán dương là 62%; giá trị tiên đoán âm là 91,4%. Kết luận: Chỉ số RI, S/D trong siêu âm Doppler động mạch tử cung ở ba tháng giữa thai kỳ có giá trị cao trong dự báo tiền sản giật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm Doppler đo động mạch tử cung, tầm soát tiền sản giật, tiền sản giật
Tài liệu tham khảo
2. Ota E. Bilano V.L., Ganchimeg T et al.,. Risk Factors of Preeclampsia - Eclampsia and Its Adverse Outcomes in Low and Middle Income Countries: A WHO Secondary Analysis. PLoS ONE. 2014, 9(3), e91198. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0091198
3. American College of Obstetricians and Gynecologists and Task Force on Hypertension in Pregnancy. Hypertension in pregnancy. American College of Obstetricians and Gynecologists. 2013.
4. American College of Obstetricians and Gynecologists. ACOG Practice Bulletin No. 202: Gestational Hypertension and Preeclampsia, Obstet Gynecol. 2019, 133(1), e1-e25. DOI: 10.1097/AOG.0000000000003018.
5. Chopra Sheena et al. Role of lipid profile and uterine artery doppler in predicting risk of preeclampsia in early second trimester. Int J Reprod Contracept Obstet Gynecol. 2020, 9(5), 1806-1812.
6. Bộ Y Tế. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 2009, 79-86.
7. J. Yu and et al. Inhibin A, activin A, placental growth factor and uterine artery Doppler pulsatility index in the prediction of pre-eclampsia, Ultrasound Obstet Gynecol. 2011, 37, 528-533. https://doi.org/10.1002/uog.8800.
8. Li, N., Ghosh, G., Gudmundsson, S. Uterine artery Doppler in high-risk pregnancies at 23-24 gestational weeks is of value in predicting adverse outcome of pregnancy and selecting cases for more intense surveillance. Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica. 2014, 93(12), 12761281. https://doi.org/10.1111/aogs.12488.
9. Coleman, et al. Mid-trimester uterine artery Doppler screening as a predictor of adverse pregnancy outcome in high-risk women. Ultrasound Obstet Gynecol. 2000, 15, 7-12. DOI: 10.1046/j.1469-0705.2000.00014.x.
10. Kumar, et al. Prediction of Preeclampsia by Midtrimester Uterine Artery Doppler Velocimetry in High-Risk and Low-Risk Women. The Journal of Obstetrics and Gynecology of India. 2012, 62(3), 297-300. DOI: 10.1007/s13224-012-0219-8.
11. Havra, et al. A Prospective Study of Doppler Velocimetry in Pregnancy-induced. 2012.
12. Hypertension in a Rural Population of a Developing Country. J Basic Clin Reprod Sci. 2, 127-31.