KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Đoàn Ngọc Tuân1,2,, Đinh Thị Tú Trinh1, Võ Hoàng Nhuận1, Nguyễn Hải Tâm1, Đào Trọng Nghĩa1, Lý Trí Hào1, Liêu Vĩnh Đạt1,3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương ngực kín là nguyên nhân tử vong phổ biến trong chấn thương và có thể để lại di chứng nặng nề. Thương tổn trong chấn thương ngực kín rất đa dạng, chẩn đoán dựa vào cơ chế chấn thương, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, điều trị các thương tổn thường gặp thường là điều trị bảo tồn và dẫn lưu màng phổi. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm thương tổn và đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân chấn thương ngực kín. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 83 bệnh nhân chấn thương ngực kín được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ 04/2022 đến 12/2022. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 52,80, nam giới chiếm 71,25%, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông 66,25%; đặc điểm lâm sàng đau ngực chiếm 97,59%. Gãy xương sườn thường gặp nhất (91,57%), tổn thương phổi - màng phổi chiếm 53,01%, trong đó: tràn máu màng phổi (37,35%), dập phổi (16,87%), tràn khí - máu màng phổi (12,05%), tràn khí màng phổi đơn thuần 2,40%. Có 82/83 bệnh nhân được điều trị tốt (98,80%), 1 trường hợp viêm mủ màng phổi (1,20%), trung vị thời gian nằm viện là 6 ngày. Có sự khác biệt về thương tổn dập phổi (p=0,035), tràn khí - máu màng phổi (p=0,021), trung vị thời gian nằm viện (p=0,002) và không có sự khác biệt về mức độ tràn máu màng phổi (p=0,698) ở hai nhóm gãy 1-3 xương sườn và >3 xương sườn. Có sự khác biệt về trung vị thời gian nằm viện giữa 2 nhóm có và không có dẫn lưu màng phổi (p=0,007). Kết luận: Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao thông, đau ngực là triệu chứng chủ yếu, gãy xương sườn là thương tổn thường gặp nhất. Gãy nhiều xương sườn làm tăng nguy cơ tổn thương phổi - màng phổi và thời gian nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hữu Lư, Dương Văn Minh. Kết quả điều trị chấn thương ngực kèm theo chấn thương sọ não có dẫn lưu màng phổi đơn thuần tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 507(1).
2. Nguyễn Hữu Ước, Phạm Hữu Lư, Đoàn Quốc Hung và cộng sự. Đánh giá tình hình cấp cứu chấn thương lồng ngực tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2004 – 2006. Tạp chí Y học Việt Nam. 2006 , 328, 402 - 413.
3. Lưu Sĩ Hùng (2008). Nghiên cứu đặc điểm của chấn thương ngực trên 129 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ trong 2 năm 2004 - 2005, Tạp chí Y học Thực hành. 2008. 614+615 , 86 - 89.
4. Liêu Vĩnh Đạt, Nguyễn Thành Tấn. Ngoại bệnh lý 2, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 2021. 160 - 171.
5. Romaldas Rubikas. Emergency thoracotomy, Medicina (Kaunas, Lithuania). 2003. 39(2), 158 - 167.
6. Trương Bỉnh Khang, Liêu Vĩnh Đạt. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn máu màng phổi do chấn thương ngực kín tại BVĐK Trung Ương Cần Thơ năm 2014 - 2015, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015.
7. Kozanlı Fatoş, Güler Özlem. Effect of the presence of rib fracture on mortality and morbidity in blunt thoracic traumas, Turkish Journal of Trauma and Emergency Surgery. 2022. 28(4), 440446, doi: 10.14744/tjtes.2020.55710.
8. Nguyễn Văn Hoài Phương, Phạm Văn Lình. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị chấn thương ngực kín tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2014 – 2015. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015.
9. Trần Thanh Bình, Đàm Văn Cương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chấn thương ngực kín có gãy xương sườn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016 – 2017. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017.
10. Đoàn Duy Hùng, Đoàn Quốc Hưng. Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương ngực kín tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội giai đoạn 2012 – 2014. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 2016. 14, 3-9.
11. Đặng Công Hiếu, Vũ Anh Hải. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương ngực kín có gãy nhiều xương sườn tại bệnh viện Quân Y 103. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 500(2).
12. Trần Thị Ngọc Hà, Phan Văn Khoát. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn máu, tràn khí màng phổi trong chấn thương ngực tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017 – 2018. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.