SỰ THAY ĐỔI MÔ NHA CHU KẾ CẬN SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH, NGẦM

Hà Nhật Phương1,, Trương Nhựt Khuê 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Phẫu thuật răng khôn hàm dưới là loại phẫu thuật miệng phổ biến, được thực hiện thường xuyên trên lâm sàng. Tình trạng răng khôn mọc lệch, ngầm có thể gây ra nhiều biến chứng cho mô nha chu kế cận cả trước và sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi mô nha chu của các răng kế cận sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 86 bệnh nhân, đánh giá các chỉ số của mô nha chu kế cận PlI, GI, PD dựa trên khám lâm sàng và chiều cao xương ổ phía xa răng 7 trên phim quanh chóp. Các chỉ số được ghi nhận ở thời điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng. Kết quả: Các chỉ số nha chu giảm có ý nghĩa thống kê từ thời điểm trước phẫu thuật đến sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng. Chỉ số PlI giảm từ 1,29 ± 0,26 còn 0,70±0,16, chỉ số GI giảm 1,06 ± 0,21 còn 0,67 ± 0,24, độ sâu túi PD giảm trung bình 0,85mm. Chiều cao xương ổ phía xa răng 7 tăng trung bình 0,11mm. Kết luận: Có sự cải thiện tình trạng nha chu của các răng kế cận, đặc biệt là răng 7 sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Nguyễn Quỳnh Anh (2009), Ảnh hưởng của vạt bao và vạt tam giác lên mô nha chu răng 7 sau phẫu thuật nhổ răng 8 hàm dưới lệch, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Hà Thị Bảo Đan (2015), Nha chu học, tập 1, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Mạnh Hà (2015), Phẫu thuật trong miệng, tập 2, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Lê Hoàng Long (2015), Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật nhổ sớm răng khôn hàm dưới tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2014-2015, luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Hoàng Nam (2013), Tình trạng mô nha chu các răng cối kế cận sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm, luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Hải Trinh (2017), Tình trạng mô nha chu các răng cối kế cận sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược Huế.
7. Nguyễn Tôn Việt (2012), Tình trạng mô nha chu sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch ở sextant kế cận, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
8. Gloria JCR, Martins CC, Armond ACV, Galvao EL, Dos Santos CRR, Falci SGM (2018),
“Third molar and their relationship with caries on the distal surface of second molar: a metaanalysis”, J Oral Maxillofac Surg, 17(2), pp. 129 – 141.
9. Korkmaz YT, Mollaoglu N, Ozmeric N (2015), “Does laterally rotated flap design influence the short-term periodon tal status of second molars and postoperative discomfort after partially impacted third molar surgery?”, J Oral Maxillofac Surg, 72(6), pp. 1031 – 1041.
10. Peng KY, Tseng YC, Shen EC, Chiu SC, Fu E, Huang YW (2001), “Mandibular second molar periodontal status after third molar extraction”, J Periodontol, 72(12), pp. 1647 – 51.
11. Petsos H, Korte J, Eickholz P, Hoffmann T, Borchard R (2019), “Effect of the surgeon’s dominant hand on postoperative periodontal status of adjacent molars after removal of lower third molars”, J Oral Maxillofac Surg, 77(5), pp. 912 – 919.
12. Qu HL, Tian BM, Li K, Zhou LN, Li ZB, Chen FM (2017), “Effect of asymtomactic visible third molars on the periodontal health of adjacent second molars: a cross-sectional study”, J Oral Maxillofac Surg, 75(10), pp. 2048 – 2057.