ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2018-2019

Thạch Hoàng Huy1,, Châu Chiêu Hòa2, Dương Hữu Nghị3
1 Bệnh viện Hoàng Tuấn
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang mạn tính kèm dị hình vách ngăn mũi (DHVN) khá phổ biến. Phẫu thuật nội soi mũi xoang (PTNSMX) cho kết quả bước đầu khả quan. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có dị hình vách ngăn mũi và đánh giá kết quả điều trị bằng PTNSMX. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: 106 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có DHVN được PTNSMX. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả. Nội dung nghiên cứu: đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính có DHVN. Đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang. Kết quả: Độ tuổi mắc bệnh từ 16-71 tuổi, triệu chứng nghẹt mũi (98,1%), chảy mũi (95,3%), đau nặng đầu (86,8%), giảm ngửi (18,9%), NOSE trung bình 44,52 ± 15,16. Nội soi mũi trước mổ: nhầy đục khe giữa (64,2%), quá phát mỏm móc (75,5%) và quá phát bóng sàng (84,9%), dị hình vách ngăn (100%). CT- Scan mũi xoang: mờ một phần hay toàn bộ nhóm xoang và dị hình vách ngăn. Phẫu thuật loại 2 (37,7%), loại 1 (23,6%). Triệu chứng cơ năng và thực thể cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật, NOSE trung bình 11,06 ± 10,25. Kết quả tốt đạt 90,6%. Kết luận: PTNSMX điều trị viêm mũi xoang mạn tính có DHVN cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Kiên Hữu (2010), Lâm sàng phẫu thuật nội soi xoang, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 69-109.
2. Trần Viết Luân (2013), "Phẫu thuật nội soi ngách trán với hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị ba chiều", Tạp chí Tai Mũi Họng Tp.HCM. số 1 - 2009, tr. 20-25.
3. Võ Thanh Quang (2004), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị Viêm đa xoang mạn tính qua Phẫu thuật nội soi chức năng mũi - xoang, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phan Đình Vĩnh San (2016), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi bệnh nhân viêm mũi xoang trước mạn tính tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. số 7/2016, tr. 26-31.
5. Lâm Huyền Trân (2011), "Đánh giá hiệu quả của Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng trong điều trị nhức đầu do điểm tiếp xúc", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. tập 15(phụ bản của số 2), tr. 34-37.
6. Nguyễn Thanh Vũ (2011), "Khảo sát mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn tính", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. tập 15(phụ bản của số 1), tr. 153-158. 7. Phan Hùng Xô (2016), "Đánh giá hiệu quả bước đầu Phẫu thuật nội soi mũi xoang trong điều trị Viêm xoang mạn thực hiện tại Bệnh viện tỉnh Gia Lai", Chuyên đề Tai-Mũi-Họng và Phẫu thuật Đầu-Cổ. Tập 1/2016, Nhà xuất bản Y học, tr. 149-154.
8. Bajaj. Y, Gadepalli. C Reddy. T (2006), "Functional Endoscopic Sinus Surgery: Review Of 266 Patients", The Internet Journal of Otorhinolaryngology. Vol 6(1), pp.201-211.
9. Bijan Khademi (2007), "Endoscopic Sinus Surgery: results at two year follow-up on 200 patients", Pakistan journal of medical science 7/2007-9/2007. Vol 23(4), pp. 607-609.
10. Floris V, Reinier Timman and Frank R. Datema (2017), "Adaptation and validation of the Dutch version of the nasal obstruction symptom evaluation (NOSE) scale", European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. vol 274(6), pp.2469-2476.
11. Luciano Sgambatti Celis (2010), "Complications of endoscopic sinus surgery in a residency training program", Acta Otorrinolaringologica (English Edition). Vol 61(5), pp. 345-350.
12.Messerklinger (1982), "Micro-endoscopic Surgery of the paranasal Sinuses and the Skull base", pp.353-356.
13. Mohit S (2015), "Role of Functional Endoscopic Sinus Surgery in Sinonasal Diseases: A Case Study and Review of Literature", International Journal of Scientific Study. Vol 3(9), pp. 14-19.
14. Vaishali S, Rao S.P and Rachana C (2017), "Effectiveness of functional endoscopic sinus surgery in treatment of adult chronic rhinosinusitis refractory to medical management", Paripex – Indian journal of research. vol 6(5), pp. 550-552.