XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHẤT BẢO QUẢN NATRI BENZOAT TRONG CHẢ LỤA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Lê Thị Nhân Duyên1,, Nguyễn Thị Ngọc Vân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Chất bảo quản natri benzoat được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm với mục đích ức chế sự phát triển nấm mốc và vi sinh vật trong thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng natri benzoat với hàm lượng cao có thể gây hại đến các phần quan trọng của DNA đồng thời là nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ em. Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định phân tích chất bảo quản natri benzoat trong thực phẩm (chả lụa) bằng phương pháp HPLC đồng thời ứng dụng quy trình để phân tích natri benzoat trong một số mẫu chả lụa thu thập trên thị trường. Đối tượng và phương pháp: Mẫu chả lụa mua ngẫu nhiên trên thị trường được xây dựng và thẩm định quy trình theo hướng dẫn của AOAC. Kết quả: điều kiện sắc ký: cột Agilent C18 (250 mm × 4,6 mm; 5 µm); pha động: methanol – acetonitril - acid formic 0,1%/nước (30 : 20 : 50), quy trình được thẩm định với độ thu hồi của phương pháp từ 80–110% và RSD trong khoảng 0,27–0,7%, giá trị LOD và LOQ lần lượt là 0,02 µg/mL và 0,22 µg/mL. Kết luận: Quy trình phân tích chất bảo quản natri benzoat trong chả lụa đã được xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu, phương pháp đã ứng dụng thành công trên 5 mẫu chả lụa trên thị trường. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 27/2012/TT-BYT: Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.
2. AOAC International (2016), Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements.
3. Feingold B.F. (1973), Food additives and child development, Hospital Practise, 21 (11–12), pp. 17–1.
4. Gagliardi L., DeOrsi D., Manna L., Tonelli D. (1997), Simultaneous determination of antioxidants and preservatives in cosmetics and pharmaceutical preparations by reversedphase HPLC, Journal of Liquid Chromatography & Related Technologies, 20(11), pp. 1797– 1808.
5. Tfouni S. A., Toledo M. C. (2002), Estimates of the mean per capita daily intake of benzoic and sorbic acids in Brazil, Food Additives & Contaminants, 19(7), pp. 647–654.
6. Tuormaa T.E. (1994), The adverse effects of food additives on health: a review of the literature with special emphasis on childhood hyperactivity, Journal of Orthomolecular Medicine, 9, pp. 225–243.
7. Zengin N., Yüzbas ıog˘lu D., Ünal F., Yılmaz S., Aksoy H. (2011), The evaluation of the genotoxicity of two food preservatives: Sodium benzoate and potassium benzoate, Food and Chemical Toxicology, 49, pp. 763 – 769.