NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ CỦA CÁC THAI PHỤ CHUYỂN DẠ SINH CÓ SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA BẤT THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016 – 2018

Nguyễn Thanh Thuỷ 1,, Lưu Thị Thanh Đào2
1 Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Siêu âm Doppler động mạch não giữa (ĐMNG) thai nhi bất thường có liên quan đến tình trạng thiếu oxy ở thai. Việc nhận định các đặc điểm và kết cục thai kỳ của những thai phụ có kết quả siêu âm Doppler ĐMNG thai nhi bất thường là rất cần thiết để có sự can thiệp kịp thời nhằm mang lại một thai kỳ an toàn. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thai phụ chuyển dạ có siêu âm Doppler động mạch não giữa (ĐMNG) thai nhi bất thường, mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ của các thai phụ chuyển dạ có siêu âm Doppler ĐMNG thai nhi bất thường tại bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ (BVPSCT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 1481 thai phụ mang thai đủ tháng chuyển dạ sinh tại BVPSCT trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018. Kết quả: Tỉ lệ thai phụ có kết quả siêu âm Doppler ĐMNG bất thường là 19,2%. Trong đó con so 55,4%, cơn co tử cung cường tính chiếm 2,1%; ối vỡ 15,4%, nước ối xanh vỏ đậu 13,7%, kiểu hình monitoring bất thường 17,9%, chỉ số não rốn bất thường 2,5%. Tỉ lệ mổ lấy thai là 60,7%, sơ sinh nhẹ cân 6,7%, tỉ lệ trẻ có Apgar 1 phút>7 là 92,6%. Tình trạng bất thường trên siêu âm Doppler ĐMNG thai nhi có liên quan với cơn co cường tính, cơn co thưa yếu, thiểu ối, sơ sinh nhẹ cân. Kết luận: Khi thai bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ có thể biểu hiện qua các chỉ số trở kháng RI, chỉ số xung PI khi thấy bất thường nên khảo sát tiếp chỉ số não rốn của thai nhi.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Mai Anh (2017), Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler động mạch tử cung, động mạch não, động mạch rốn thai nhi và thử nghiệm nhịp tim thai không kích thích trong tiên lượng thai nhi ở thai phụ tiền sản giật, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trương Thị Linh Giang (2017), Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler trong tiên lượng tình trạng sức khoẻ của thai ở thai phụ tiền sản giật, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Phan Thị Duyên Hải (2017), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa và trắc đồ lý sinh cải biên để dự báo thai suy ở thai phụ tiền sản giật, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Trần Nguyên Tuấn (2017), Nghiên cứu trị số siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa thai nhi bình thường từ 38 đến 41 tuần, Luận văn Thạc sĩ của Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Ahmed M. Maged, et al. (2014), Fetal middle cerebral and umbilical artery Doppler after 40 weeks gestational age, J Matern Fetal Neonatal Med 2014; 27(18): 1880– 1885.
6. Anita Kant, et al. (2016), Comparison of Outcome of Normal and High-Risk Pregnancies Based Upon Cerebroplacental Ratio Assessed by Doppler Studies, The Journal of Obstetrics and Gynecology of India 2017, 67(3):173-177.
7. Binder J., et al. (2018), Reduced fetal movements and cerebroplacental ratio: evidence for worsening fetal hypoxemia, Ultrasound Obstet Gynecol. 51(3), pp. 375-380.
8. C. Ebbing, et al. (2007), Middle cerebral artery blood flow velocities and pulsatility index and the cerebroplacental pulsatility ratio: longitudinal reference ranges and terms for serial measurements, Ultrasound Obstet Gynecol 2007, 30, 287–296.
9. Charalambos Siristatidis, et al. (2003), Evaluation of fetal intrapartum hypoxia by middle cerebral and umbilical artery Doppler velocimetry with simultaneous cardiotocography and pulse oximetry, Arch Gynecol Obstet 2004, 270:265–270.
10. C.O. Figueira, et al. (2016), Fetal Hemodynamic Parameters in Low Risk Pregnancies: Doppler Velocimetry of Uterine, Umbilical, and Middle Cerebral Artery, The Scientific World Journal, pp. 1-7.
11. Herman P.van Geijn (2004), Fetal Monitoring I, University Women's Hospital Freiburg, Amsterdam, The Netherlands.
12. Karlsen H.O., et al. (2016), Use of conditional centiles of middle cerebral artery pulsatility index and cerebroplacental ratio in the prediction of adverse perinatal outcomes, Acta Obstet Gynecol Scand. 95(6), pp. 690-696.
13. Mariola Ropacka-Lesiak, et al. (2008), Cerebroplacental ratio in prediction of adverse perinatal outcome and fetal heart rate disturbances in uncomplicated pregnancy at 40 weeks and beyond, Arch Med Sci 2015; 11, 1: 142–148.
14. M. Palacio, et al. (2004), Reference ranges for umbilical and middle cerebral artery pulsatility index and cerebroplacental ratio in prolonged pregnancies, Ultrasound Obstet Gynecol 2004; 24: 647–653.
15. Sharbaf F.R., et al. (2018), Comparison of fetal middle cerebral artery versus umbilical artery color Doppler ultrasound for predicting neonatal outcome in complicated pregnancies with fetal growth restriction, Biomedical Research and Therapy. 5(5), pp. 2296-2304.
16. Vijaya Subramanian, et al. (2015), Which is Superior, Doppler Velocimetry or Non-stress Test or Both in Predicting the Perinatal Outcome of High-Risk Pregnancies, The Journal of Obstetrics and Gynecology of India, 66 (Suppl-1), 1: 49-56.