ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP DƯỚI 40 TUỔI

Nguyễn Quang Vũ1,, Ngô Văn Truyền1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp thường xảy ra ở người trung niên và lớn tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp ở người trẻ đang ngày càng tăng, đặc biệt là ở bệnh nhân ≤ 40 tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp dưới 40 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 90 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được chụp mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được đưa vào nghiên cứu và chia thành 2 nhóm: ≤ 40 và > 40 tuổi. Đặc điểm đau ngực, dấu hiệu sinh tồn, các yếu tố nguy cơ, xét nghiệm, điện tâm đồ và siêu âm tim được ghi nhận lại. Kết quả điều trị được đánh giá dựa vào lâm sàng và hình ảnh học. Kết quả: Trong 90 bệnh nhân, 43 bệnh nhân (47,8%) ≤ 40 tuổi. Tuổi trung bình trong nhóm này là 35,7 ± 4,5 và nam giới chiếm tỷ lệ 100%. So với những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân ≤ 40 tuổi ít tăng huyết áp hơn (41,9% so với 80,9%) và ít đái tháo đường hơn (9,3% so với 31,9%). Thể lâm sàng phổ biến nhất là nhồi máu cơ tim ST chênh lên (67,4%). Bệnh 1 nhánh mạch vành gặp ở 83,7% bệnh nhân. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là động mạch liên thất trước (69,8%). Tỷ lệ thành công về thủ thuật là 94,1% và tỷ lệ thành công về lâm sàng là 91,2%. Kết luận: Đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ≤ 40 tuổi là nam giới với các yếu tố nguy cơ truyền thống. Bệnh 1 nhánh mạch vành và nhồi máu cơ tim ST chênh lên thường gặp nhất. Can thiệp mạch vành qua da có tỷ lệ thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Niên giám thống kê y tế 2016. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, 2018.
2. Choudhury L. and Marsh J. D. Myocardial infarction in young patients. Am. J. Med. 1999. 107(3), 254-261.
3. Huỳnh Văn Minh, Hồ Anh Bình, Đinh Thế Anh. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp dưới 40 tuổi, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường. 2022. (51), 86-93, https://doi.org/10.47122/vjde.2022.51.12.
4. Tewari S., et al. Premature coronary artery disease in North India: An angiography study of 1971 patients. Indian Heart J. . 2005. 57(4), 311-318.
5. Fennich H., et al. Acute myocardial infarction among young adults under 40 years of age: Risk factors, clinical and angiographic characteristics. Cor et Vasa. 2019. 61(6), 578-583, doi: 10.33678/cor.2019.052.
6. Maroszyńska-Dmoch E. M. and Wożakowska-Kapłon B. Clinical and angiographic characteristics of coronary artery disease in young adults: A single centre study. Kardiol. Pol.. 2016. 74(4), pp. 314-321.
7. Yang J., et al. Risk factors and outcomes of very young adults who experience myocardial infarction - The partners YOUNG-MI registry. Am. J. Med..2020. 133(5), 605-612, doi: 10.1016/j.amjmed.2019.10.020.
8. Trương Minh Châu, Châu Ngọc Hoa. Đặc điểm hội chứng vành cấp ở bệnh nhân trẻ. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2015. 19(1), 12-18.
9. Muhammad A. S., et al. Comparative assessment of clinical profile and outcomes after primary percutaneous coronary intervention in young patients with single vs multivessel disease. World J. Cardiol..2020. 12(4), 136-143, doi: 10.4330/wjc.v12.i4.136.
10. Tsai W. C., et al. Clinical characteristics of patients less than forty years old with coronary artery disease in Taiwan: A cross-sectional study. Acta Cardiol. Sin.. 2017. 33(3), 233-240, doi: 10.6515/ACS20161026A.
11. Tini G., et al. Long-term outcome of acute coronary syndromes in young patients. High Blood Press. Cardiovasc. Prev.. 2017. 24(1), 77-84, doi: 10.1007/s40292-017-0183-6.
12. Huỳnh Trung Cang. Kết quả 2 năm can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2014. 68, 161-169.