NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH TRONG TIÊN ĐOÁN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Phạm Thị Thảo Trang1,, Trần Viết An1
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. NTproBNP huyết thanh là chất chỉ điểm sinh học phản ánh đáp ứng mạnh mẽ của tim sau khi bị nhồi máu, là công cụ để chẩn đoán suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát giá trị của nồng độ NT-proBNP huyết thanh trong tiên đoán chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 145 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 20182020. Nồng độ NT-proBNP được định lượng bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA) trong vòng 24-72 giờ sau khi khởi phát cơn đau thắt ngực, xác định điểm cắt NT-proBNP dự đoán suy tim phân suất tống máu giảm (EF ≤40%) sau nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả: Nồng độ NT-proBNP có giá trị trung vị 1348 pg/mL (5 ->35000); giá trị trung vị NT-proBNP tăng theo nhóm tuổi (p <0,001); mức nồng độ NT-proBNP huyết thanh tăng theo phân độ Killip lúc nhập viện (Killip I: 1111 pg/mL, Killip II: 6175 pg/mL, Killip III-IV: 6856 pg/mL, p <0,001); nồng độ NT-proBNP huyết thanh giữa các nhóm theo phân suất tống máu thất trái, bảo tồn (EF ≥50%) là 935,7 pg/mL, trung gian (41-49%) là 2396,5 pg/mL, giảm (EF ≤40%) là 4372,5 pg/mL; có mối tương quan nghịch với phân suất tống máu (r =-0,345; p <0,001). Giá trị điểm cắt của nồng độ NT-proBNP giúp dự báo tình trạng suy tim phân suất tống máu giảm (EF ≤40%) sau nhồi máu cơ tim cấp là >1363 pg/mL, độ nhạy 77,8% và độ đặc hiệu 59,6% (AUC =0,701; p <0,05). Kết luận: Nồng độ NTproBNP huyết thanh lúc nhập viện giúp tiên đoán rối loạn chức năng tâm thu thất trái, đặc biệt suy tim phân suất tống máu giảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Viết An (2014), “Liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với chức năng tâm thu thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp”. Tập san nghiên cứu khoa học Đại Học Y Dược Cần Thơ, số 1, tr 7-11.
2. Trần Thái Hà, Phạm Nguyên Sơn (2010), “Đánh giá biến thiên nhịp tim ở các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim được can thiệp động mạch vành thì đầu”, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 56, tr 45-52.
3. Nguyễn Thị Thu Phượng, Hồ Huỳnh Quang Trí (2015), “Nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của NT-proBNP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 70, tr 30-36.
4. C. Siva Sankara (2015), “Prognostic significance of NT-proBNP, 3D LA volume and LV dyssynchrony in patients with acute STEMI undergoing primary percutaneous intervention”, Indian Heart Journal.
5. Gang Wang, Haibo Gu (2016), “Diagnostic value of serum NT-proBNP level in predicting short-term outcomes in diabetic patients with acute coronary syndrome after PCI”, Int J Clin Exp Med 2016; 9 (2), p 4575-4580.
6. Kudret Keskin et al (2019), “Thẹ relationship between myocardial viability and plasma NTproBNP levels”, Journal of Human Rhythm 2019, 5 (3), p 246-255.
7. L.Logis et al (2009), “Prognostic value of N-terminal pro-brain natriuretic peptide in elderly people with acute myocardial infarction: prospective observational study”, BMJ, p 1-6.
8. Mrinal Kunj et al (2017), “N-Terminal Pro-Brain Natriuretic Peptide as a Predictor of Complication and Mortality in Acute ST Segment Elevation Myocardial Infarction”, International Journal of Contemporary Medical Research, p 1100-1103.
9. Nahid Salehi et al (2016), “Effect of Percutaneous Coronary Intervention on Left Ventricular Diastolic Function in Patients with Coronary Artery Disease”, Global Journal of Health Science; Vol. 8, No. 1.
10. Sikora-Frac Malgorzata (2019), “Improvement of Left Ventricular Function After Percutaneous Coronary Intervention in Patients with Stable Coronary Artery Disease and
Preserved Ejection Fraction: Impact of Diabetes Mellitus”, Cardiology journal.
11. Wojciech Drewnial et al (2015), “Prognostic Significance of NT-proBNP Levels in Patients over 65 Presenting Acute Myocardial Infarction Treated Invasively or Conservatively”, BioMed Research International.