NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỚT HORI BẰNG LASER PICO ND: YAG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2019-2020

Trần Vũ Linh1,, Huỳnh Văn Bá2, Trương Thành Nam2
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bớt Hori là những vùng da thay đổi sắc tố thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi trung niên. Việc điều trị bớt Hori đem lại tính thẩm mỹ làn davà sự tự tin của bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bớt Hori bằng laser Pico Nd:YAG tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân điều trị bớt Horitại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ (từ tháng 4/2019-4/2020). Máy Laser Pico Nd: YAG với bước sóng 1064 nm, mật độ năng lượng: 4 – 6 J/cm2 (283 – 424 mJ/mm2), kích thước chùm tia 3 – 4 mm, tần số 5-10 Hz, bắn 2 đến 3 lượt.Liệu trình điều trị từ 4 lần trở lên, khoảng cách giữa 2 lần điều trị là 4 - 6 tuần. Kết quả nghiên cứu: 100% bệnh nhân đến điều trị là nữ giới. Trung bình độ tuổi của đối tượng là 38,9 ± 8,4 tuổi, với tuổi khởi phát bớt Hori là 31,0 ± 9,0 tuổi. Diện tích bớt Hori lan rộng 2 – 3 lần so với ban đầu chiếm 58,1%. Tất cả bệnh nhân bớt Hori đều có mức độ tăng sắc tố là độ III theo Rolfpeter-Zaumseil và có số màu sắc củabớt Hori trên bảng Von Luschan chủ yếu là số 27 là 43,5%. Vị trí bớt Hori xuất hiện đa số tập trung ở phần má trái và phải cùng chiếm 96,8%. Tỷ lệ cải thiện bớt Hori tốt sau điều trị là 87,1%. Dưới 20% bệnh nhân có tác dụng phụ đỏ da và xuất huyếtsau 24h thực hiện thủ thuật. Kết luận: Bớt Hori có thể điều trị đạt hiệu quả tốt bằng laser Pico Nd:YAG. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Văn Bá (2013), Q-Switched Laser, Chăm sóc da thẩm mỹ, Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ, tr 189-191.
2. Đặng Văn Em (2015), Tế bào sắc tố và quá trình tạo sắc tố melanin, Một số bệnh tự miễn thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 181-186.
3. Hori Y, et al (1984), Acquired nevus of Ota-like macules. J Am Acad Dermatol; 10: pp 962
4. Kunachak S, Leelaudomlipi P (2000), Q-switched Nd:YAG laser treatment for acquired bilateral nevus of ota-like maculae: A long-term follow-up. Lasers Surg Med; 26: pp 376-9.
5. Lam A. Y. M., Wong D. S. Y., Lam L. K., Ho W. S. & Chan H. H. L. (2001), A Retrospective Study on the Efficacy and Complications of Q-Switched Alexandrite Laser ìn the Treatment of Acquired Bìlateral Nevus of Ota-Like Macules, Dermatologic surgery, 27(11), pp 937942.
6. Landi M. T., Baccarelli A., Tarone R. E., Pesatori A., Tucker M. A., Hedayati M., et al. (2002), DNA repair, dysplastic nevi, and sunlight sensitivity in the development of cutaneous malignant melanoma, Journal ofthe National Cancer Institute, 94(2), pp 94-101
7. Lauren A. Baker A. G. P. (2014), Drug-Induced Pigmentary changes. In A. G. P. Diane Jackson Richards (Ed.), Dermatology azlasfor skin of color, pp 39-43
8. Mizoguchi M, Murakami F, Ito M, et al (1997), Clinical, pathological, and etiologic aspects of acquired dermal melanocytosis. Pigment Cell Res;10: pp 176-83
9. Park JM, Tsao H, Tsao S (2009), Acquired bilateral nevus of Ota-like macules (Hori nevus): etiologic and therapeutic considerations, J Am Acad Dermatol.;61(1): pp 88-93
10. Polnikorn N, Tanrattanakorn S, Goldberg DJ (2000), Treatment of Hori's nevus with the Qswitched Nd:YAG laser. Dermatol Surg; 26: pp 477-80
11. Sun CC, Lu YC, Lee EF, et al (1987), Naevus fusco-caeruleus zygomaticus. Br J Dermatol;1: pp 545-53.
12. Wang B.-Q., Shen Z.-Y., Fei Y., Li, H., Liu J.-H., Xu H., et al. (2011), A population-based study of acquired bilateral nevus-of-Ota-like macules in Shanghai, China, Journal of lnvestigative Dermatology, mm, pp 358-362